Khản tiếng là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan tới vùng hầu họng, phổ biến nhất là viêm thanh quản. Nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng khản tiếng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất tiếng, thậm chí có thể là ung thư thanh quản.

 Thực trạng về khản tiếng

Theo PGS. TS. Lương Thị Minh Hương, đối tượng mắc khản tiếng chiếm đến 60% là nữ giới, nhưng khản tiếng ở nam giới thường nguy hiểm hơn vì có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản, đặc biệt là với những đối tượng hút thuốc, uống rượu hoặc làm những nghề độc hại.

Khản tiếng kéo dài cần được kiểm tra và điều trịKhản tiếng kéo dài cần được kiểm tra và điều trị

Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân gây ra khản tiếng như: viêm họng, viêm thanh quản, người bệnh nói quá to và quá nhiều trong thời gian dài. Vì vậy, khi người bệnh có những dấu hiệu như: viêm mũi, khản tiếng, mất tiếng, nuốt khó… nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Viêm thanh quản mạn thường đưa tới khản tiếng, mất tiếng do nhiều nguyên nhân phức tạp như: nghề nghiệp hay phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người dẫn chương trình, người bán hàng, diễn giả, cổ động viên…; do viêm mũi, viêm xoang mạn, viêm phế quản; những người làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, hơi khí kích thích…

Điều trị khản tiếng – Phòng ngừa ung thư thanh quản

Nếu trường hợp bị khản tiếng do siêu vi trùng làm viêm họng thì người bệnh có thể tự điều trị bằng các biện pháp đơn giản như: hạn chế dùng đồ uống có cồn, không hút thuốc, vệ sinh khoang miệng thường xuyên; không nên nói quá to, quá nhiều; không nên ăn đồ quá cay, quá lạnh.

Nếu khản tiếng kéo dài 2 tuần sau khi đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư thanh quản.

Điều trị khản tiếng theo Đông y

Trước đây, cây rẻ quạt – một vị thuốc dân gian được nhiều người xem như “thuốc kháng sinh” đặc trị các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp trên như: viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng hạt, khản tiếng, mất tiếng, cảm cúm... 

Rẻ quạt có tác dụng trong viêm thanh quảnRẻ quạt có tác dụng trong viêm thanh quản

- Lấy lá, rễ và củ của cây rẻ quạt sau khi phơi khô (còn gọi là xạ can) nhai với ít muối ăn để sát trùng vòm họng. Thực hiện vài lần như thế thì sẽ khỏi bệnh. Lá rẻ quạt tươi (có thể dùng củ) đem phơi khô, lấy khoảng 5g đem sắc nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể thêm 1g cam thảo, 1-2 củ sâm đại hành, 1-2 lá mạch môn đem sắc chung để lấy nước dùng hết trong ngày.

- Để điều trị viêm amidan: lấy 10 lá rẻ quạt tươi giã nhuyễn cùng một chút muối ăn, sau đó cho vào 100 ml nước đã đun sôi để nguội, trộn đều rồi dùng nước này ngậm vào buổi sáng và tối để súc họng. Làm như vậy trong một tuần.

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, để hỗ trợ tối đa việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh về họng, thanh quản, cây rẻ quạt được kết hợp với một số loại thảo dược khác như: cây bồ công anh, cây sói rừng, bán biên liên... tạo nên công thức trong sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Tiêu Khiết Thanh có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giúp giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói.

Tiêu Khiết Thanh – Giúp giọng nói trong sáng hơnTiêu Khiết Thanh – Giúp giọng nói trong sáng hơn

Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh nhiều năm liền vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý do như:

Top 100 sản phẩm – Dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em do người tiêu dùng, độc giả báo lao động và xã hội bình chọn

ung-thu-thanh-quan-4.jpgSản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng do Hội khoa học công nghệ và lương thực thực phẩm Việt Nam bình chọn

ung-thu-thanh-quan-5.jpgCùng lắng nghe GS.TS Trần Hữu Tuân khẳng định tác dụng của Tiêu Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên:

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh nói về phương pháp cải thiện tình trạng viêm đau họng, khó nuốt bằng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh:

Minh Long