Khi bị viêm thanh quản do thay đổi môi trường đột ngột dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng, cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất chua cay, không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế ngồi điều hòa, và đặc biệt cần giữ ấm cơ thể… Nếu khàn tiếng kéo dài quá 3 tuần, nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó cũng có một số bài thuốc an toàn và hiệu quả từ mật ong, rẻ quạt....khi sử dụng rất an toàn cho cơ thể.

Cách điều trị viêm họng trước khi chuyển sang viêm thanh quản :

- Quất hồng bì thêm chút muối, ngậm nuốt nước dần cho tới khi khỏi.

- Củ hoặc lá rẻ quạt, gừng tươi mỗi thứ 1 lát, nhai ngậm nuốt nước dần, ngày 1 – 2 lần.

- Rẻ quạt: có tác dụng bảo vệ, tránh tổn thương, phục hồi các dây thanh âm, kháng lại vi sinh xâm nhập, cải thiện tình trạng khản tiếng, mất tiếng hiệu quả. Ngày dùng 3- 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10- 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần.

- Giá đỗ:

 Theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3g glucid, 38g canxi, 91mg phốt pho, 1,4mg sắt, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E với hàm lượng 15-25mg và cung cấp 44 calo. Vì thế, chúng được coi là rau sạch có lợi cho sức khỏe và đặc biệt giúp kéo dài tuổi thọ. Giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Dược liệu thường được dùng dưới dạng tươi sống hoặc muối chua...

Các bài thuốc từ thực phẩm trị khàn tiếng

Các bài thuốc từ thực phẩm trị khàn tiếng

 Dùng một nắm giá đậu xanh, rửa sạch, giã dập nát, sau đó cho 200ml nước sôi, khuấy đều. Dùng nước này mỗi lần từ 10- 20ml, ngậm rồi nuốt từ từ. Nếu ăn được giá sống thì nên nhai giá sống, nuốt nước, kết quả cũng rất tốt.

 - Mật ong và chanh tươi:

   Mật ong chứa nhiều vitamin A, B, C, E, các nguyên tố vi lượng, chất khoáng, men và một số kháng sinh. Mật ong rất tốt cho người cao tuổi, trẻ em và đặc biệt là người bệnh mới ốm dậy. Những người dùng mật ong thường xuyên  thường có tuổi thọ cao, da mặt hồng hào. Vị thuốc quý này chữa được nhiều bệnh như gan, thận, dạ dày, có tác dụng tốt với đường tiêu hóa (là thuốc nhuận tràng có giá trị).

Bên cạnh đó, theo Đông y, chanh vị chua, tính bình, có tác dụng tạo ra nước bọt làm giảm khát, giải nhiệt, thích hợp với các chứng bệnh quá nóng sinh nhiệt, bứt rứt khó chịu, miệng khát, mệt mỏi, thiếu lực, nôn oẹ,... Đặc biệt, khi chanh tươi được kết hợp mật ong, sẽ tạo nên bài thuốc tuyệt vời giúp giảm triệu chứng của các bệnh về họng như viêm họng, khản tiếng, đau rát họng,…

Trà mật ong: Lấy 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và vắt thêm 1/2 quả chanh, sau đó uống từng ngụm.

 Khía lớp vỏ ngoài của quả chanh thành hình múi khế, đặt quả chanh trong một chén nhỏ. Sau đó, cho một vài thìa mật ong đủ ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ rồi cắt ra và ngậm. 

Lá xương sông bánh tẻ 5 - 10 lá. Giấm ăn 20 - 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Súc miệng bằng nước muối nhạt (0,9%) rồi ngậm nuốt nước dần ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi, thường là 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc có tác dụng tốt với các chứng bệnh: viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng...

 Song song với dùng các dược thảo, hàng ngày, bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, không uống nước đá lạnh, tránh khói thuốc lá, không dùng rượu, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm... để việc điều trị đạt hiệu quả cao.

 

Sưu tầm