Thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp. Nó được cấu tạo bởi các sụn và niêm mạc. Việc người bệnh có những triệu chứng viêm thanh quản như tình trạng khó thở, ho khan, khản tiếng và thậm chí là mất tiếng đôi khi lại dễ bị nhầm lẫn, cho qua. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng của viêm thanh quản. Đừng bỏ qua nhé!

Hoạt động của thanh quản

Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng các khớp, màng, dây chằng và cơ. Bên trong, thanh quản được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu, niêm mạc khí quản và tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh. Bình thường, 2 dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua.

Dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng khi có kích thích, lạm dụng giọng nói hoặc nhiễm trùng, thanh quản sẽ bị viêm, dây thanh sưng to. Điều này gây ra sự biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói âm thanh khàn, thậm chí mất tiếng.

>>Xem thêm: Bị khàn tiếng uống thuốc gì?

5 triệu chứng viêm thanh quản dễ bị bỏ qua

Mặc dù cơ chế gây viêm thanh quản là vậy nhưng không giống những căn bệnh khác có các dấu hiệu nhận biết điển hình; những triệu chứng của viêm thanh quản thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về họng khác. Do vậy, khi bắt gặp những dấu hiệu bất thường sau đây, cần đặc biệt lưu ý. Sau đây là một số triệu chứng viêm thanh quản cần nhận biết sớm.

Bị sốt, đau họng, sổ mũi

Triệu chứng viêm thanh quản đầu tiên sẽ bắt gặp là sốt, đau họng và sổ mũi. Đó là biểu hiện của việc bị tổn thương về đường hô hấp nhưng không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Vùng bị viêm sẽ lan rộng, từ đó dẫn đến tình trạng sốt làm cho cơ thể mệt mỏi kèm theo sự đau rát ở cổ họng và ho kéo dài. Đây là triệu chứng viêm thanh quản ban đầu, khi thấy biểu hiện này bạn nên điều trị sớm trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi thở phát ra những âm thanh khác thường

Thở phát ra âm thanh khò khè là dấu hiệu viêm thanh quản mà bạn cần phải quan tâm. Đây là dấu hiệu gần giống với bệnh hen suyễn do đó người bệnh rất khó phát hiện. Dấu hiệu viêm thanh quản này xuất hiện khi dây thanh quản bị tổn thương lúc rung động dẫn đến phát ra những tiếng khò khè.

Khản giọng và mất tiếng

Dấu hiệu viêm thanh quản này xuất hiện khi bệnh tình đã trở nặng. Tất cả những dấu hiệu trên làm cho người bệnh bị khản tiếng hay thậm chí là mất tiếng. Lúc này, thanh quản đã bị tổn thương nghiêm trọng thật sự.

Tổn thương dây thanh, sung huyết

Với bệnh viêm thanh quản thông thường do việc viêm nhiễm ở mũi gây ra. Ngoài các triệu chứng điển hình kể trên như: Sốt 38oC, ở cổ có cảm giác vướng, bị ho khan và giọng bị khản dần. Khi tiến hành kiểm tra nội soi sẽ phát hiện niêm mạc bị sung huyết, ở mép dây thanh quản có chất nhầy bám vào, làm cho việc phát âm rất khó khăn.

Dây thanh quản bị sung huyết, chảy máu

Dây thanh quản bị sung huyết, chảy máu

Khó thở

Đây là tình trạng hay xảy ra lúc ban đêm, đặc biệt là vào mùa đông. Nó bao gồm 3 loại chính là: Thở chậm, khó thở vào và thở phát ra tiếng rít. Kèm theo những triệu chứng phụ như: Cánh mũi phập phồng, môi và đầu ngón chân bị tím, đầu luôn gật gù theo nhịp,… Tuy nhiên, buổi sáng người bệnh lại làm việc và sinh hoạt bình thường.

>>Xem thêm: Ai nói viêm thanh quản mạn tính khó chữa? Đọc ngay bài này!

Biện pháp phòng bệnh viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản có thể gây ra một số biến chứng gây viêm nhiễm lây lan sang các bộ phận khác của đường hô hấp. Tuy nhiên các dấu hiệu lại khó nhận biết nên việc phòng bệnh càng phải được coi trọng và thực hiện hiệu quả với các biện pháp sau đây:

- Không hút thuốc lá và tránh những nơi có nhiều khói thuốc để hạn chế gây khô cổ họng, làm kích thích dây thanh quản.

- Uống nhiều nước để giúp cổ họng thông nhuận và làm sạch chất nhầy dễ dàng hơn.

- Hạn chế làm sạch cổ họng bằng nước muối quá nhiều hoặc đậm đặc có thể khiến dây thanh quản bị kích thích nhiều hơn.

Không hút thuốc đề phòng bệnh viêm thanh quản

Không hút thuốc đề phòng bệnh viêm thanh quản

- Giữ vệ sinh đường hô hấp bằng việc súc miệng hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng, ngoài ra việc giữ chân tay sạch sẽ cũng là một cách phòng ngừa bệnh mà ít người biết.

- Hạn chế lạm dụng giọng nói, nói quá to, la hét hay nói thường xuyên và liên tục. Nên dùng microphone hoặc loa khi cần phải nói chuyện trước đám đông.

- Hít thở không khí ẩm bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hoặc tắm nước nóng cũng giúp cổ họng của bạn giảm thiểu cảm giác khô khốc và ngăn ngừa nguy cơ bị khản tiếng.

- Uống sản phẩm thảo dược có tác dụng nâng đỡ, bảo vệ thanh quản, cổ họng.

>>Xem thêm: Ai nói viêm thanh quản mạn tính khó chữa? Đọc ngay bài này!

Tiêu Khiết Thanh, giúp bạn cải thiện viêm thanh quản

Với các thông tin bên trên, mọi người có thể dễ dàng nhận biết sớm để tìm cho mình biện pháp khắc phục tình trạng viêm thanh quản. Bên cạnh đó, có một sản phẩm đã được các chuyên gia thẩm định và người dùng tin tưởng chính là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với 3 vị dược liệu quý là bán biên liên, sói rừng, bồ công anh. Đây là phương pháp đông y từ xa xưa đã được nghiên cứu là có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, giảm sưng, tiêu viêm, đặc biệt hiệu quả trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là viêm thanh quản.

Tiêu Khiết Thanh phòng ngừa viêm thanh quản

Tiêu Khiết Thanh phòng ngừa viêm thanh quản

 

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Bà Võ Thị Ngọc Nga (54 tuổi, nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) là giáo viên, thường xuyên bị viêm thanh quản với triệu chứng khản tiếng, mất giọng. Tuy nhiên, nhờ Tiêu Khiết Thanh mà bà đã tự tin hơn khi giảng bài:

Xem thêm chia sẻ của nhiều người sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh để cải thiện viêm thanh quản TẠI ĐÂY

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Nhận biết sớm các triệu chứng viêm thanh quản sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị. Mọi ý kiến đóng góp về bài viết cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.