Polyp dây thanh là một trong số các u nhú lành tính ở thanh quản với các biểu hiện như khản tiếng kéo dài, vướng họng, nói nhanh mệt,… Polyp dây thanh là những u nhỏ bằng hạt tấm, có thể bằng hạt đậu xanh ở dây thanh. Polyp dây thanh là bệnh lành tính, thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Việc điều trị tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp như điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ polyp dây thanh. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của những người mắc polyp dây thanh.
Một số câu hỏi thường gặp của người mắc polyp dây thanh
1. Rất nhiều giáo viên, ca sĩ, dẫn chương trình, người bán hàng đã phải tạm dừng công việc của mình từ vài ngày đến vài tuần do mắc các vấn đề về giọng nói như khản tiếng, mất tiếng,… do polyp dây thanh. Vậy nguyên nhân nào gây ra polyp dây thanh?
Trả lời:
Giọng nói của chúng ta được tạo nên bởi nhiều yếu tố như phổi cung cấp luồng khí làm rung động hai dây thanh tạo ra âm thanh. Âm thanh từ thanh quản đi lên qua họng, hốc mũi, các xoang, lưỡi, hốc miệng và môi trở thành giọng nói, giọng hát. Khi nói hoặc hát đều tác động lên dây thanh, do đó, việc lạm dụng giọng nói, phát âm không đúng, dây thanh bị căng quá mức, virus, vi khuẩn hay do kích ứng đều làm cho dây thanh bị tổn thương gây viêm, sung huyết tại dây thanh. Những tổn thương này xảy ra thường xuyên và lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành các sẹo, u nhú lành tính như polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh,… gây ra các vấn đề về giọng nói tạm thời thậm chí là vĩnh viễn. Điều này giải thích vì sao những người có nghề nghiệp phải sử dụng nhiều đến giọng nói như giáo viên, ca sĩ, dẫn chương trình,… có nguy cơ mắc các bệnh lý về thanh quản nhiều hơn các nghề nghiệp khác.
2. Triệu chứng của polyp thanh quản là gì ? Làm thế nào để chẩn đoán được tình trạng polyp dây thanh?
Trả lời:
Polyp dây thanh gây ra sự biến đổi về giọng nói, hầu hết những người mắc polyp thanh quản đều có các triệu chứng như khản giọng hoặc một sự thay đổi trong chất lượng giọng nói như giọng nói đôi, ồm ồm, giọng nói yếu, nói nhanh mệt,… Nếu tình trạng khản giọng kéo dài hơn 3 tuần, bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám, nội soi họng, tìm nguyên nhân chính xác và hướng điều trị cụ thể. Nội soi thanh quản có thể giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng thay đổi về giọng nói từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Polyp dây thanh gây khản tiếng, mất tiếng
3. Điều trị polyp thanh quản như thế nào? Có phải việc phẫu thuật loại bỏ polyp dây thanh là cần thiết?
Trả lời:
Các bước quan trọng đầu tiên trong điều trị polyp dây thanh đó là thay đổi việc sử dụng giọng nói của bạn, hạn chế nói trong thời gian điều trị, luyện âm, phát âm đúng, giảm tác động mạnh lên dây thanh, tránh để dây thanh bị căng quá mức là những bước cần được thực hiện đầu tiên để giữ gìn, bảo vệ dây thanh của bạn. Lạm dụng giọng nói là nguyên nhân phổ biến gây nên polyp dây thanh do vậy cần phải được dừng lại. Việc này thực sự khó khăn với những người có tính chất công việc thường xuyên phải sử dụng đến giọng nói. Tuy nhiên để tránh những thay đổi của giọng nói vĩnh viễn bạn cần tránh la hét, nói lớn, giảm thời gian nói mỗi ngày và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khuếch đại âm thanh như micro hoặc loa nếu phải nói to. Với các trường hợp polyp thanh quản nhỏ chưa thể tiến hành bóc tách thì ngoài những biện pháp trên, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống hoặc chấm thuốc tại chỗ để giảm viêm, cải thiện các triệu chứng như khản tiếng, mất tiếng,… Với các trường hợp polyp to và không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên thì việc phẫu thuật loại bỏ polyp là cần thiết.
4. Phẫu thuật loại bỏ polyp dây thanh có những rủi ro gì ? Nó có làm mất giọng hay thay đổi giọng nói vĩnh viễn không?
Trả lời:
Mỗi một cuộc phẫu thuật đều mang theo một số rủi ro nhất định như để lại sẹo tại dây thanh gây ảnh hưởng đến giọng nói của bạn, nhiễm trùng vết thương,... Bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, bệnh viện chuyên về tai mũi họng có đội ngũ bác sĩ lành nghề, chuyên nghiệp và với kỹ thuật hiện đại sẽ giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro sau phẫu thuật. Hiện nay, với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu đã giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro. Ngoài ra, việc chăm sóc dây thanh sau phẫu thuật cũng góp phần quan trọng trong việc hạn chế các rủi ro về giọng nói. Sau phẫu thuật bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn cho dây thanh của bạn ít nhất là một tuần đến vài tuần. Tiếp theo là hạn chế nói to, nói nhiều trong vài tháng kết hợp với việc luyện âm để giúp bạn phát âm đúng cách, phục hồi giọng nói sau phẫu thuật nhanh hơn, giảm tác động xấu lên dây thanh. Đồng thời sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ điều trị, giảm viêm ở dây thanh, bảo vệ dây thanh lâu dài. Hầu hết các bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn giọng nói của mình nếu có phương pháp điều trị và chăm sóc thanh quản đúng cách.
5. Phòng ngừa và chăm sóc dây thanh như thế nào để ngăn ngừa polyp dây thanh?
Ngoài những biện pháp đã giới thiệu ở trên, những năm gần đây, việc sử dụng các thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý mạn tính đang là sự lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ và người bệnh. Và sản phẩm đang dành được sự tin tưởng của các bác sĩ, giáo sư đầu ngành tai mũi họng và người bệnh là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược quý như rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng với công nghệ sản xuất hiện đại, Tiêu Khiết Thanh đã chiếm được lòng tin của nhiều bác sĩ và người dùng từ khi xuất hiện trên thị trường. Tiêu Khiết Thanh giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản rất hiệu quả. Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản sau phẫu thuật polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh,…
Để hiểu rõ hơn về sản phẩm mời các bạn xem chia sẻ của Tiến sĩ Phí Thái Hà – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương về thành phần, tác dụng của từng thành phần của Tiêu Khiết Thanh với bệnh viêm thanh quản: