Một ly trà thơm mát, lạ vị hỗ trợ hiệu quả trong bệnh lý viêm thanh quản không phải ai cũng biết làm đâu nhé. Và một loại trà mới từ cây sầu đâu sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn mà đôi khi ngay cả các bác sĩ cũng không ngờ tới tác động của nó. Cùng tìm hiểu 7 bước pha chế trà qua bài viết sau.

Trà sầu đâu và 7 bước pha chế giúp trị viêm thanh quản tuyệt vời

Sầu đâu hay còn gọi là cây neem, xoan Ấn Độ có tên khoa học là Azadirachta indica - một loại thảo mộc cổ xưa trong phương pháp Ayurveda. Hoạt chất trong cây sầu đâu được coi là chất kháng sinh, kháng viêm tuyệt vời. Đồng thời, loài cây này cũng được xác nhận là cung cấp các lợi ích sức khỏe khác nhau và đã được khoa học chứng minh có thể kiểm soát lượng đường trong máu, giảm sốt, ho và cảm lạnh, làm thông thoáng đường hô hấp trên và nhiều hơn nữa. Nó cũng là một cây dùng trị mụn trứng cá. Khác với việc sử dụng chiết xuất sầu đâu có sẵn, bạn có thể giải độc cơ thể của mình bằng cách uống trà này mỗi ngày. Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm cách bào chế trà sầu đâu chưa? Bắt đầu nào!.

1. Giã nhỏ lá sầu đâu tươi hoặc khô

Bạn có thể mua lá khô từ các hiệu thuốc bán dược liệu khô. Lấy nước cất đựng trong một cái bát và cho thêm nước sầu đâu đã nghiền và chắt trước đó, trộn hỗn hợp sau đó để lắng. Trong trường hợp không mua được lá khô, bạn cũng có thể sử dụng lá tươi. Cách làm khá đơn giản, chỉ cần hái hai lá sầu đâu và rửa sạch, thêm nước ấm vào máy trộn và nghiền. Cuối cùng, lọc bã từ nước ép tươi.

 neem

Giã lá sầu đâu chuẩn bị làm trà trị viêm thanh quản

2. Đun sôi

Thay vì đun sôi nước lá trực tiếp trên lửa, tốt hơn là đun sôi nước và sau đó thêm nước ép sầu đâu vào đó. Đun sôi lâu có thể làm giảm mất hoạt tính chữa bệnh sẵn có. Bạn nên dùng nước cất đun sôi nhé!

3. Thêm nước chanh

Nước sầu đâu cực kỳ cay và đắng nên một số người có thể cảm thấy khó uống. Do đó, tốt nhất là trộn nước chanh với nước cất đun sôi. Đơn giản chỉ cần cắt một quả chanh, vắt nước vào bát. Pha loãng nó sau đó lọc bỏ hạt và xác. Thêm khoảng 1 muỗng cà phê nước chanh pha loãng vào nước cất nóng và phủ lên.

4. Sử dụng hạt cardamom (bạch đậu khấu) nghiền nát

Đây là một bước tùy chọn để thêm hương vị cho trà. Về cơ bản nó có hương thơm làm dịu vị giác. Tách hạt cardamom ra khỏi vỏ, và nghiền nát chúng để tạo thành bột mịn. Thêm một nhúm bột cho cốc nước và đặt hỗn hợp trong ngọn lửa một lần nữa.

Hạt cardamom 

Hạt cardamom nghiền nát

5. Thêm mật ong

Mật ong không chỉ là chất làm ngọt không đường giúp giảm được vị cay đắng của trà sầu đâu mà nó cũng làm tăng khả năng kháng khuẩn của trà. Đơn giản chỉ cần thêm một nửa muỗng cà phê mật ong vào và khuấy trong hai phút.

6. Trộn trà xanh

Nếu bạn muốn giải độc và thanh lọc cơ thể để tăng tỷ lệ trao đổi chất, tốt nhất là bạn pha thêm trà xanh. Tất cả các trà thảo mộc đều là nguồn giàu chất chống oxy hóa.

7. Thưởng thức

Tổng thời gian để chuẩn bị trà thảo dược này là 10 phút. Mặc dù một số người cho rằng chỉ cần pha nước sầu đâu với nước là đã ra ly trà không quá 2 phút, nhưng nếu làm đủ 6 bước phía trên bạn sẽ có một tách trà sầu đâu hoàn hảo mà hương vị lại thơm mát, ngọt ngào

 tra-sau-dau-tri-viem-thanh-quan

Trà sầu đâu trị viêm thanh quản

Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị viêm thanh quản

Trà sầu đâu tuy rất công hiệu, song nhược điểm chính vẫn là thời gian cũng như khó khăn trong việc tìm nguyên liệu. Nhiều người nói họ chẳng tìm thấy sầu đâu bán ở đâu. Thế nên chúng tôi cũng gợi ý cho bạn một lựa chọn thay thể đó là sử dụng thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Đây là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, kết hợp từ 4 vị thảo dược với thành phần chính là rẻ quạt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm. Rẻ quạt còn được mệnh danh là “kháng sinh thực vật” nên có tác dụng mạnh mẽ trong vai trò kháng khuẩn, ức chế các loại virus gây các bệnh đường hô hấp trên. Ngoài ra trong Tiêu Khiết Thanh còn có sự kết hợp của 3 dược liệu khác như: bán biên liên, sói rừng, bồ công anh giúp giảm sưng đau, giảm các triệu chứng nóng rát do viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Dưới đây, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn giảm đau rát cổ họng:

Thầy giáo Hồ Hoài Khanh (Q3- TP. HCM) chia sẻ kinh nghiệm điều trị khản tiếng, đau họng, mọi người cùng lắng nghe:

Có thể nói trên đây là tổng hợp những cách điều trị viêm thanh quản vô cùng hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp những ai đang gặp phải tình trạng này có thể chữa khỏi bệnh nhanh chóng nhất.

Khánh Vũ