Sau 1 đợt viêm đau họng, thay đổi thời tiết hoặc cảm lạnh, không ít người gặp phải tình trạng khản tiếng, thậm chí là mất tiếng. Tình trạng khản tiếng thường gây ra nhiều trở ngại trong giao tiếp, công việc. Dây thanh quản có chức năng hết sức quan trọng là tạo ra âm thanh, tiếng nói, vậy khi dây thanh quản bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng khản tiếng, mất tiếng hay không?
Cùng tìm hiểu về các bệnh liên quan đến thanh quản có thể gây ra khản tiếng, mất tiếng
Thanh quản chính nơi hẹp của đường hô hấp dưới, thanh quản có cấu tạo chủ yếu là sụn, gân, cơ và niêm mạc. Các vùng niêm mạc dưới này rất dễ bị viêm nhiễm, phù nề và gây tắc nghẽn đường hô hấp. Khi người bệnh bị mắc viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính có thể gây nên tình trạng ho khan, có cảm giác khó thở,… dẫn tới khản tiếng, thậm chí là mất tiếng. Có 1 số bệnh liên quan thường hay gặp đối với dây thanh quản có thể dẫn đến tình trạng khản tiếng, mất tiếng bao gồm:
- Viêm thanh quản: Trong bệnh lý liên quan đến thanh quản thì viêm thanh quản là bệnh thường hay gặp nhất. Bên trong thanh quản chính là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ bởi cơ và sụn. Thông thường dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng khi người bệnh bị mắc viêm thanh quản, dây thanh bị viêm nhiễm hoặc bị kích thích, lúc này các dây thanh bị sưng, phù nề, dây thanh không còn linh hoạt để rung và rung không đồng nhất, làm thay đổi âm thanh phát ra bởi không khí đi qua chúng gây nên tình trạng khản tiếng, rè tiếng, nặng có thể làm mất tiếng trong nhiều ngày. Rất nhiều trường hợp mắc viêm thanh quản, sự thay đổi giọng nói có thể gần như không phát hiện được.
Viêm thanh quản thường phổ biến là 2 dạng: có thể ngắn ngủi (cấp tính) hoặc lâu dài (mạn tính). Phần lớn các trường hợp viêm thanh quản thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nhiễm lạnh, dẫn đến sự thay đổi giọng nói tạm thời, tuy nhiêm tình trạng này vẫn chưa thực sự nghiêm trọng. Tình trạng khản tiếng kéo dài đôi khi có thể báo hiệu nguy cơ tiềm ẩn của 1 số bệnh lý nghiêm trọng hơn. Viêm thanh quản ở giai đoạn cấp việc điều trị là rất quan trọng vì đây là bước phòng ngừa bệnh có thể chuyển sang mạn tính, gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Viêm thanh quản là bệnh khá phổ biến gây ra khản tiếng, mất tiếng
- Hạt xơ dây thanh: đây cũng là bệnh lý khá phổ biến trong các bệnh lý về dây thanh quản. Khi bạn nói quá to hoặc hò hét quá mức, cộng với sự tổn thương thanh quản sẵn có sẽ làm cho các cơ thanh quản bị đứt, theo cơ chế sinh lý, cơ thể sẽ tiết ra dịch tiết giúp hàn gắn các cơ sẽ bị tích tụ lại thành hạt, đây gọi là hạt xơ dây thanh. Khi các hạt xơ xuất hiện, hai dây thanh sẽ không rung đồng nhất, hai mép dây thanh cũng không thể khép kín vào nhau làm cho người nói nhanh mệt do bị thoát hơi nhiều.
- Ung thư thanh quản: Đây cũng là 1 trọng những bệnh ung thư thường hay gặp ở nước ta. Bệnh thường xảy ra với những đối tượng hút thuốc lá, làm trong môi trường độc hại, những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói nhiều. Bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới và thường gặp ở người lớn tuổi.
Vậy dây thanh quản bị tổn thương có gây ra khản tiếng, mất tiếng?
Thanh quản mỗi người có tác dụng như một chiếc hộp âm thanh, có cấu tạo phần giữa thắt lại như một cổ chai. Vị trí thắt cổ chai này là do các dây cơ và sụn chắn ngang hai bên và tạo nên một vùng gọi là thanh đới – nơi tạo ra âm thanh. Khi hai dây thanh cùng rung một tần số, giọng nói của chúng ta trong trẻo, đây là tình trạng bình thường của cơ thể. Khi các dây thanh bị tổn thương, các dây không rung đồng thời thì sẽ gây ra tình trạng khản tiếng thường hay gặp.
Dây thanh quản tổn thương gây ra khản tiếng
Phương pháp phòng ngừa các bệnh về thanh quản và hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng
Khi dây thanh quản bị tổn thương, gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng, trước tiên nên hạn chế việc sử dụng giọng nói, tránh gây kích ứng dây thanh. Bên cạnh đó nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để điều trị cho độ an toàn cao và dứt điểm bệnh. Một trong những sản phẩm tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là sản phẩm Tiêu Khiết Thanh với thành phần chính là rẻ quạt, một dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ trị khản tiếng, mất tiếng hiệu quả. Với sự kết hợp cùng các dược liệu quý khác như bán biên liên, sói rừng… tạo nên bài thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng, các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng,...
Tiêu Khiết Thanh - Điều trị khản tiếng, mất tiếng hiệu quả
Minh Long
Giữ cho dây thanh quản của bạn luôn khỏe mạnh
- Không hút thuốc và không ở xung quanh những người đang hút thuốc lá
- Hạn chế sử dụng các chất cồn và cà phê
- Cần có biện pháp tránh bị cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Cẩn thận với các hóa chất độc
- Lưu ý đến các loại thực phẩm có thể gây tổn hại tới dây thanh quản.
- Bên cạnh đó, bạn chú ý vấn đề vệ sinh vùng họng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.