Khản tiếng là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, tình trạng này gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống và công việc của người bệnh. Vậy làm sao để ngăn ngừa và điều trị tình trạng này? Sau đây là 1 số phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mà mỗi người có thể tự trang bị cho mình kiến thức để điều trị.
Cùng tìm hiểu về tình trạng khản tiếng
Khản tiếng là tình trạng thường gặp ở những người có công việc phải sử dụng giọng nói nhiều như MC, giáo viên, ca sĩ, người bán hàng, tư vấn viên, những người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người mắc bệnh lý viêm họng, viêm amidan, người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khản tiếng là tình trạng tổn thương ở thanh quản, khi phát âm, hai dây thanh không khép kín được gây nên hiện tượng khàn. Nguyên nhân thường là bị xung huyết, viêm thanh quản, hạt xơ, polyp, lao hoặc ung thư thanh quản. Trong đó, bệnh lý thường gặp nhất gây khản tiếng là viêm thanh quản, bên cạnh đó khản tiếng có thể do tổn thương dây thần kinh quật ngược trong phẫu thuật bướu cổ, chấn thương thanh quản hoặc do tổn thương não.
Khản tiếng gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh
Nguyên nhân dẫn đến khản tiếng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khản tiếng như: hút thuốc lá, rượu bia, lạm dụng giọng nói, chứng trào ngược dạ dày-thực quản. Tình trạng khản tiếng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như bệnh suyễn, bệnh phổi hoặc ung thư thanh quản. Những người bị khản tiếng không tìm cách điều trị đã tự đưa mình vào một vòng luẩn quẩn. Khi tình trạng bệnh đã trở nên nặng hơn, người bệnh phải chấp nhận và chịu đựng, nhưng điều này càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Khản tiếng thường xảy ra ở những người phải nói nhiều
Vậy khi bị khản tiếng phải điều trị ra sao?
1. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày vài lần là cách tự chữa bệnh đơn giản nhất, giúp nhanh chóng khôi phục giọng nói của bạn. Muối loại bỏ chất nhầy ở đường hô hấp, còn nước ấm làm giảm kích thích ở cổ họng. Ngoài ra, muối còn có đặc tính khử trùng, giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng ở cổ họng.
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm khản tiếng
Pha 1 thìa muối với 1 cốc nước ấm, sau đó khuấy đều cho đến khi hòa tan hết muối trong nước tạo thành hỗn hợp nước muối loãng. Tiếp đến, bạn sử dụng dung dịch nước muối này để súc miệng 3-4 lần hàng ngày.
2. Mè đen rang nước gừng
Gừng tươi có tác dụng sát khuẩn, làm ấm cổ họng kết hợp với mè đen có tác dụng làm ẩm cổ họng, hỗ trợ điều trị khản tiếng rất hiệu quả. Cách làm: Gừng tươi đem giã nhuyễn và vắt lấy nước, loại bỏ bã. Lấy 250 gam mè đen đem rang thơm cùng với nước gừng. Sau đó cho vào môt lọ khô, sạch và dùng mỗi lần 1 muỗng, ngày 2 lần sáng/chiều.
Mè đen rang nước gừng trị khản tiếng
3. Lê hấp đường phèn
Lấy một quả lê rửa sạch, để nguyên vỏ, cho vào một nồi có nước và cho thêm đường phèn để hấp. Sau đó ăn quả lê này ngày 2 lần, mỗi lần nửa quả sẽ giúp giảm khản tiếng nhanh chóng chỉ sau vài ngày.
Trị khản tiếng bằng lê hấp đường phèn
4. Quất ngâm mật ong
Quất ngâm mật ong được chưng cất thêm một chút húng chanh và đường phèn, muối tạo nên vị chua, mặn, ngọt đồng thời giúp sát khuẩn họng, giảm viêm, giảm sưng, phù nề cổ họng và thanh quản. Bài thuốc này giúp trị các chứng bệnh khản tiếng, ho liên quan đến đau họng, cảm...
Quất ngâm mật ong trị khản tiếng hiệu quả
5. Lá hẹ hấp mật ong
Bạn lấy 3- 5 lá hẹ sau đó rửa sạch và để ráo nước, đem thái nhỏ rồi trộn đều cùng với mật ong. Lấy hỗn hợp này đem hấp cách thủy đến khi chín nhừ lá hẹ. Sử dụng hỗn hợp này ngày 3 lần, mỗi lần 2- 3 thìa và nên ngậm từ từ để hỗn hợp trôi vào họng dần. Lưu ý trước mỗi lần dùng thì nên hâm nóng lên.
Trị khản tiếng bằng lá hẹ hấp mật ong
6. Trà vỏ cam
Trà vỏ cam là bài thuốc trị viêm họng, khản tiếng khá hiệu quả và dễ làm. Bạn lấy vỏ của một quả cam, đem nướng lên hoặc quay lò vi sóng. Sau đó cắt nhỏ vỏ cam này và cho vào một cốc nước nóng. Các tinh dầu trong vỏ cam giúp sát khuẩn, làm sạch họng, thông mũi và làm ấm, ẩm cổ họng của bạn, giảm khản tiếng hiệu quả.
Uống trà vỏ cam trị viêm họng, khản tiếng
7. Rẻ quạt
Trong nền y học hiện đại, nhiều chuyên gia đánh giá cao về tác dụng điều trị cũng như phòng ngừa bệnh và tính an toàn của các vị thuốc đông y. Và trong các bệnh lý đường hô hấp trên, phải kể đến vị thuốc rẻ quạt - vị thuốc đã được chiết xuất các thành phần và nghiên cứu tác dụng diệt virus, vi khuẩn, nấm; giúp điều trị viêm họng, đau họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng.
Bạn lấy 10- 20 gam thân rễ tươi của rẻ quạt, đem nhúng qua nước sôi và giã nát với vài hạt muối sạch, vắt lấy nước để ngậm và nuốt từ từ qua cổ họng.
Rẻ quạt – Bài thuốc hữu hiệu cho điều trị khản tiếng
Hiện nay, để đơn giản cho người bệnh không cần đun, sắc, các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa vị thuốc rẻ quạt kết hợp với các dược liệu quý khác như bán biên liên, sói rừng, bồ công anh tạo nên sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ điều trị khản tiếng do nhiều nguyên nhân: đau họng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan...
Tiêu Khiết Thanh – Giúp giọng nói trong sáng hơn
Với những thành quả mà sản phẩm đem lại, Tiêu khiết thanh nhiều năm liền nhận được các giải thưởng cao quý như:
- Top 100 sản phẩm – Dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em do người tiêu dùng, độc giả báo lao động và xã hội bình chọn
- Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn, vì sức khỏe người tiêu dùng do Hội khoa học công nghệ và lương thực thực phẩm Việt Nam bình chọn
Giới chuyên gia đánh giá như thế nào về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh?
Không những chỉ được người dùng tin tưởng sử dụng, sản phẩm Tiêu Khiết Thanh còn được giới chuyên gia đánh giá rất cao về tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan viêm đường hô hấp trên như: viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khản tiếng, mất tiếng, hạt xơ dây thanh, polyp thanh quản,..
Cùng lắng nghe GS.TS Trần Hữu Tuân khẳng định tác dụng của Tiêu Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên:
Minh Long