Hiện nay, bệnh hen đang là vấn đề y tế toàn cầu với số người mắc bệnh hen gia tăng ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là trẻ em mắc hen tăng gấp đôi trong vòng 20 năm qua. Hầu hết các cơn hen được khởi phát bởi các yếu tố gây dị ứng kích thích, virut. Vì vậy y học Việt Nam đã nghiên cứu về vai trò của nhiễm virut hô hấp lên đợt bùng phát của hen phế quản, để có phát đồ điều trị phù hợp với bệnh nhi.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em.
- Xác định tỷ lệ nhiễm một số vi rút hô hấp trong đợt bùng phát và mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản ở trẻ em.
Nghiên cứu ở 260 bệnh nhi hen phế quản từ tháng 10/2007 đến tháng12/2009, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em
1.1. Trong đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em triệu chứng lâm sàng nổi bật là:
- Ho, khò khè, tức ngực, triệu chứng hen về đêm, thở nhanh, nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Triệu chứng khò khè, thở nhanh thường gặp ở nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi; Triệu chứng tức ngực và triệu chứng hen về đêm thường gặp ở nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi.
- Mức độ nặng của đợt bùng phát hen phế quản trẻ em chủ yếu ở mức độ nhẹ (51,54%); mức độ trung bình và nặng chiếm tỷ lệ thấp. Nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi có đợt bùng phát nặng chiếm tỷ lệ 28,57%; nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi có đợt bùng phát nặng ít gặp hơn.
- Mức độ nặng bệnh hen phế quản: nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi hen phế quản ngắt quãng không thường xuyên và ngắt quãng thường xuyên chiếm đa số (90,48%), hen dai dẳng chiếm tỷ lệ thấp hơn. Nhóm bệnh nhi trên 5 tuổi hen phế quản bậc II và III là chủ yếu (88,60%), hen phế quản bậc I chiếm tỷ lệ thấp.
1.2. Đặc điểm cận lâm sàng đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em
- Số lượng bạch cầu tăng (46,15%), đặc biệt là bạch cầu ái toan tăng (46,92%), bạch cầu lympho và đa nhân trung tính đa số ở mức bình thường.
- CRP thường trong giới hạn bình thường (81,54%).
- IgE toàn phần trong máu ngoại vi tăng (70,52%). Bạch cầu ái toan trong đờm tăng (27,4%) thể hiện tình trạng dị ứng ở bệnh nhi hen phế quản.
- Hình ảnh X quang phổi ứ khí chiếm 20%.
- Trong số bệnh nhân làm được chức năng thông khí phổi, tỷ lệ rối loạn thông khí tắc nghẽn là 52,63%, rối loạn thông khí hỗn hợp là 10,53%.
- Test lẩy da dương tính với các dị nguyên đường hô hấp chiếm 62,25%; trong đó bọ nhà là dị nguyên hay gặp nhất chiếm 67%.
2. Tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
2.1. Tỷ lệ nhiễm vi rút hô hấp trong đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em
- Tỷ lệ xác định được vi rút hô hấp trong đợt bùng phát là 49,66%, ngoài được bùng phát là 0,66%.
`- Các vi rút hô hấp được xác định là: Vi rút hợp bào hô hấp (38,36%); Vi rút Adeno (30,14%); Vi rút cúm A chiếm (9,58%); Vi rút cúm B (21,92%).
2.2. Mối liên quan giữa nhiễm vi rút hô hấp với các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của đợt bùng phát hen phế quản
- Nhóm bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp có biểu hiện lâm sàng cấp tính và rầm rộ với các triệu chứng là sốt, ho, khò khè, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp, tức ngực, nghe phổi có ran rít, ran ngáy.
- Nhóm bệnh nhi hen phế quản có nhiễm vi rút hô hấp bị đợt bùng phát nặng là chủ yếu chiếm 85,37%. Nhóm bệnh nhi hen phế quản nhiễm RSV có đợt bùng phát hen phế quản nặng chiếm 60,70%.
- Bệnh nhi nhiễm vi rút hô hấp có số lượng bạch cầu đa số ở mức bình thường là 97,20%; bạch cầu lympho tăng là 49,32%; tỷ lệ CRP trong máu bình thường (
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi có một số kiến nghị sau:
1. Chẩn đoán đợt bùng phát hen phế quản ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, cần chú ý: hỏi kỹ tiền sử bệnh nhi, triệu chứng lâm sàng chú ý những triệu chứng: ho, khò khè, khó thở, nghe phổi có ran rít ran, ngáy.
2. Bệnh nhi bị đợt bùng phát hen phế quản có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy cần xét nghiệm vi rút hô hấp tránh lạm dụng kháng sinh.
3. Trẻ em cần tiêm phòng vắc xin phòng cúm, RSV gây miễn dịch chủ động, để giảm tỷ lệ mắc hen phế quản, nhất là ở những trẻ có cơ địa dị ứng.
Thu Phương