Nghiên cứu chiết tách các hợp chất isoflavonoids từ cây Rẻ quạt ứng dụng trong điều trị các bệnh ho, viêm họng
Cây Rẻ quạt hay Xạ can có tên khoa học là Belamcanda chinensis, thuộc họ Lay dơn (Iridaceae). Đây là loại cây thảo, sống nhiều năm, cao tới 1m. Cây có thân rễ mọc bò, lá hình mác dài mọc thẳng đứng. Cụm hoa phân nhánh, có cuống dài màu vàng cam điểm đốm tím. Quả nang hình trứng, nhiều hạt. Cây Rẻ quạt sống hoang dại và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở các bãi hoang quanh làng hoặc dưới chân núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Đây là loại cây rất dễ trồng, khá phổ biến, gần gũi với người dân và thường được trồng trong các vườn thuốc nam của gia đình, vườn cây thuốc của các cơ sở y tế.
Cây Rẻ quạt (Belamcanda chinensis)
Trong y học cổ truyền, Rẻ quạt được coi là một vị thuốc quý có lịch sử lâu đời. Ở Việt Nam cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc, Rẻ quạt được sử dụng rộng rãi làm thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là các bệnh viêm họng, long đờm, viêm nướu lợi, viêm thanh quản, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, đau sưng răng miệng... Ở các nước Đông Nam Á, thân rễ của cây được dùng phổ biến để điều trị các bệnh đường hô hấp trên như viêm thanh quản, viêm amidan, hen suyễn và còn được dùng làm thuốc lọc máu và trị đau lưng. Ngoài ra cây còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu. Có nơi còn dùng chữa rắn cắn, có thể dùng để chữa quai bị, triệu chứng báng, bụng to nước óc ách, da đen xạm, chữa viêm yết hầu cấp tính, tắc cổ họng...
Là một loài cây mang đặc tính dược lý cao nên thành phần hóa học của Rẻ quạt luôn được các nhà khoa học quan tâm. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong thân cây Rẻ quạt có các lớp chất iridal-tritecpenoid, flavonoid và isoflavonoid có trong thân rễ, các phenol, benzoquinon và benzofural có trong hạt. Đặc biệt, Tectorigenin và Tectoridin là hai isoflavonoids chiếm hàm lượng lớn trong thân rễ cây Rẻ quạt. Khi được đưa vào cơ thể theo đường uống, Tectoridin dễ bị thủy phân thành Tectorigenin là hợp chất có hoạt tính kháng viêm mạnh.
Trên cơ sở các nghiên cứu trên thế giới, cùng với mục tiêu làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của cây Rẻ quạt trong dân gian, TS. Lê Minh Hà cùng các cộng sự Phòng Hóa Dược, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành đề tài nghiên cứu quy trình chiết tách các hợp chất tectorigenin và tectoridin từ thân rễ cây Rẻ quạt và đánh giá tính an toàn, tác dụng kháng viêm, giảm ho, trừ đờm của các hợp chất này trên động vật thực nghiệm.
Các nhà khoa học đã thu thập lượng lớn thân rễ cây Rẻ quạt tại một số tỉnh như Vĩnh phúc, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình… để làm nguyên liệu nghiên cứu. Quá trình chiết tách hợp chất Tectorigenin và Tectoridin từ mẫu nguyên liệu Rẻ quạt được tiến hành theo các phương pháp hóa học thường quy. Trải qua 2 năm nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả đáng kể. Đề tài đã xây dựng được quy trình tách chiết hợp chất tectorigenin và tectoridin từ cây Rẻ quạt qui mô PTN gồm 6 bước cơ bản, với 10 gam sản phẩm/ mẻ. Sản phẩm thu được sau quy trình có chất lượng tốt, hiệu suất cao, độ sạch đạt trên 95%, độ ổn định cao.
Qua những nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đều cho thấy rằng Rẻ quạt có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ho và trừ đờm hiệu quả. Hiện nay Rẻ quạt đã được ứng dụng tạo thành chế phẩm tiện cho việc sử dụng, như sản phẩm Tiêu Khiết Thanh với 4 thành phần thảo dược là Rẻ quạt, Bồ công anh, Sói rừng, Bán biên liên sự kết hợp độc đáo này giúp tăng cường hiệp đồng tác dụng kháng viêm, tiêu đàm , giảm ho rất tốt. Sản phẩm dùng được cho các trường hợp viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang. Qua thực tế điều trị, nhiều BS đã thấy rằng Tiêu Khiết Thanh phát huy công dụng rất tốt trên bệnh nhân bị viêm thanh quản mạn, viêm amidan cấp và mạn đặc biệt trẻ em bị viêm amidan sau 1 đợt sử dụng Tiêu Khiết Thanh thì bệnh ổn định hoàn toàn.
Thu Phương