Viêm họng là tình trạng hay gặp nhất trong các bệnh thường gặp đặc biệt là mùa đông. Với các biểu hiện sớm như khô họng, khó nuốt, hơi thở nóng, người mệt. Nếu nhận biết sớm, tăng cường sức đề kháng kịp thời thì bệnh sẽ được dập tắt ngay từ đầu

 

Viêm họng ở trẻ 

Viêm họng rất nguy hiểm ở trẻ em

Triệu chứng bệnh  viêm họng

Bệnh viêm họng thường xuất hiện khi thời tiết chuyển sang lạnh, gặp ô nhiễm, khói bụi… sẽ phát bệnh. Triệu chứng bệnh viêm họng ban đầu như: ngứa trong họng; khản tiếng; ho; có khi sốt, nhức đầu, đau họng khi nuốt. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh ở trẻ em sẽ dẫn đến suy tim và gây tử vong rất nguy hiểm.

 

Các yếu tố gây bệnh

- Bệnh cảm lạnh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh tác động đến họng làm niêm mạc họng bị tổn thương gây nên bệnh viêm họng.

- Khói, bụi, không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến đường hô hấp, khiến vi khuẩn tấn công họng gây bệnh.

- Thời tiết chuyển mùa, lạnh bất ngờ, cơ thể nhiễm lạnh gây bệnh viêm họng.

- Sức đề kháng giảm, cơ thể mệt mỏi, mất nước khiến họng khô.

- Vệ sinh răng miệng không tốt.

 

Phòng tránh bệnh viêm họng

Bạn nên phòng tránh bệnh bằng cách luôn giữa ấm cho cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh. Thường xuyên dùng khẩu trang tránh khói bụi tác động đến đường hô hấp. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể, nên tăng cường thực phẩm có nhiều vitamin, kháng khuẩn, kháng virut như rau diếp cá, các loại rau thơm tầng lá dày, hung, hương nhu…. Uống đầy đủ nước trong ngày, vệ sinh răng miệng tốt để lạo vi khuẩn trong khoang miệng.

rất dễ nhận biết nhất là khi bạn có biểu hiện họng khô uống nhiều nước mà vẫn không hết, tiếp đó là hiện tượng ngứa, rát, khàn tiếng, ho và sốt. Triệu chứng và biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào thể trạng và bệnh lý ở từng người.

Điều trị sớm: Nếu bạn phát hiện có triệu chứng sớm bạn hoàn toàn có thể khống chế bệnh, không để trở thành cơn cấp hoặc bệnh có thể tái phát, bằng cách: Bổ sung ngay vitamin bằng hoa quả hoặc dưới dạng viên uống, vệ sinh mũi họng bằng nước muối ấm ngày 3 -5 lần, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, dùng một số loại thảo dược có tính kháng khuẩn như Khế, củ cải, cà rốt, nghệ, gừng, tầng lá dày, tỏi sẽ rất hiệu quả trong thời điểm ban đầu.

Thu Phương