Nếu bạn đã từng cảm thấy mệt khi vừa hát xong một bài, hoặc thường xuyên bị hụt hơi khi nói chuyện thì bạn đã tìm đúng nơi rồi đó. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách khắc phục “sự cố” này. Bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự tự tin khi giao tiếp và thoải mái trình diễn giọng ca trời phú của mình ở bất cứ đâu.
Xử lý hụt hơi khi nói chuyện hoặc hát
Những người nói chuyện trong thời gian dài khi giảng dạy, đọc to, giao tiếp trên điện thoại, đôi khi có thể thấy hụt hơi, khản tiếng. Một số cá nhân gặp các triệu chứng tương tự khi họ hát. Điều này đặc biệt đúng với những người thở quá nhanh qua miệng. Muốn nói chuyện lâu không bị hụt hơi hoặc hát nốt cao không bị vỡ giọng, bạn cần có một giọng đầy nội lực. Để có nội lực trong giọng cùng âm thanh rõ và vang, việc kiểm soát hơi thở là một trong những yếu tố rất quan trọng. Nếu không bạn sẽ cảm thấy bị hụt hơi và mệt khi nói. Sau đây là cách xử lý cho từng trường hợp.
Hụt hơi khi nói chuyện hoặc hát
Lấy hơi ngược
Biểu hiện: Vai nhướn, ngực phình to và cảm giác rất dễ mệt. Việc này giống như chơi thể thao, bạn bị đuối dẫn đến hơi thở gấp gáp. Nguyên nhân là do bạn lấy hơi ở ngực gây hụt hơi. Vì ngực của bạn có xương, các bộ phận nội tạng và các cơ bám vào khung xương rất chắc, do đó các cơ này không thể co dãn rộng và lớn được. Nếu bạn càng cố gắng lấy càng nhiều hơi và nén ở ngực thì sẽ dẫn đến hiện tượng tức ngực, ép tim cho nên lúc đó hơi sẽ thoát ra rất nhanh.
Cách khắc phục: Cơ hoành ở bụng sẽ giúp ta có thể lấy hơi dày và nén hơi được lâu ở đây. Do đó, việc tập lấy hơi ở bụng rất quan trọng. Hãy đặt tay lên bụng và hít thật sâu, chú ý vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu “xì” hơi ra từ từ thật chậm và nhẹ nhàng, hãy tập thường xuyên để nó trở thành một thói quen khi nói hoặc hát, bạn sẽ có một giọng nói đầy nội lực nếu thành thạo việc lấy hơi này.
Cổ hạ thấp thanh quản
Biểu hiện: Khản tiếng, hụt hơi, âm thanh phát ra ồm ồm, the thé nghe rền vang, cảm giác hơi thở đi ra nhiều hơn và mệt hơn.
Cách khắc phục: Giữ thanh quản thật thoải mái, đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt. Âm thanh hay nhất chính là giọng nói của chính bạn, vì thế hãy thư giãn thanh quản và xem việc hát giống như bạn đang nói chuyện vậy.
Cách nói chuyện không hụt hơi
Hát, nói giọng hơi
Biểu hiện: Có một số bài hát cần đến sự nhỏ nhẹ, thầm thì, bạn hát theo cách sử dụng nhiều hơi đi kèm với âm thanh phát ra, tạo ra chất riêng cho bài hát. Tuy nhiên bạn cần tính toán kỹ lưỡng nếu sử dụng kiểu hát này cho cả bài bởi nó dễ gây ra hiện tượng hụt hơi hơn so với việc hát bình thường. Tương tự như nói, việc cố nói thì thầm sẽ tăng áp lực cho dây thanh.
Cách khắc phục: Muốn điều trị hiện tượng hụt hơi, hãy mở rộng khẩu hình, nhưng không mở to miệng. Việc này cần phải mở cả trong lẫn ngoài. Hãy hạn chế việc mở miệng theo chiều ngang, nó sẽ làm âm thanh bị chói và méo, thay vào đó hãy tập mở miệng theo chiều rộng nghĩa là hàm dưới đi xuống đồng thời khớp nối của hàm dưới và hàm trên cũng được mở ra (giống như bạn bặm môi và ngáp nhưng cố không ngáp vậy).
Sai khẩu hình và âm lượng
Biểu hiện: Mở miệng hết cỡ và tống hơi mạnh khi hát các nốt cao, làm âm thanh không đều và tốn nhiều hơi hơn mức bình thường.
Cách khắc phục: Hãy giữ làn hơi thật đều. Khi hát nốt cao hoặc nói to, không phải đẩy hơi ra thật nhiều mà hãy giữ hơi thật đều đặn để có được âm thanh với âm lượng vừa đủ. Bạn nên sẽ dụng giọng pha (mixed voice) khi lên nốt cao để giữ gìn thanh quản khỏi khản tiếng hay tổn thương.
>>Xem thêm: Khám phá 3 bí quyết chữa đau họng khàn tiếng cho thầy cô giáo
Cải thiện hụt hơi khi nói bằng sản phẩm thảo dược
Như đã phân tích ở trên, muốn nói khỏe, hát hay không hụt hơi, giọng bạn phải đầy nội lực, dây thanh phải khỏe. Muốn làm được điều này, ngoài việc thực hiện đúng các kỹ thuật âm thanh thì việc bổ sung các sản phẩm từ tự nhiên có tác dụng bảo vệ, nâng đỡ thanh quản, cổ họng là điều thiết yếu. Tiêu biểu trong số đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm mang ưu điểm của 4 thành phần thảo dược quý như sau:
- Xạ can (rẻ quạt): Thành phần chính này có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm. Rẻ quạt được mệnh danh là “kháng sinh thực vật”, giúp tăng cường đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh, vừa an toàn lại không lo vi khuẩn kháng thuốc.
- Bán biên liên: Vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
- Bồ công anh: Có tác dụng điều trị nóng trong, giảm sưng phù nề niêm mạc họng, thanh quản rất nhanh.
- Sói rừng: Là cây thuốc được dùng để chống viêm, nhiễm trùng trong đông y, giảm viêm sưng. Nó còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng nhờ đó giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp, khiến bệnh không có cơ hội tái phát.
Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện tình trạng khản tiếng, hụt hơi
Có mặt trên thị trường gần 10 năm nay, Tiêu Khiết Thanh được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị hụt hơi, khản tiếng, mất tiếng, an toàn khi sử dụng. Sản phẩm được khuyên dùng lâu dài theo liệu trình từ 3 đến 6 tháng để phát huy tối đa tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Rất nhiều người đã sử dụng Tiêu Khiết Thanh và cải thiện khản tiếng. Hãy lắng nghe chia sẻ của họ:
Là giáo viên dạy tiểu học, anh Trương Hữu Quân (sinh năm 1977, trú tại Ấp 4, Long Điền Đông A, huyện Long Hải, tỉnh Bạc Liêu – SĐT: 0383.666.757) bị khản tiếng, hụt hơi suốt 2 năm, phải dùng máy trợ giảng khi dạy học, anh chia sẻ:
Chia sẻ của bà Võ Thị Ngọc Nga (nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, phường Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) thường xuyên bị khản tiếng, mất giọng. Tuy nhiên, nhờ duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh mà đến nay, bà đã tự tin hơn khi giảng bài, giọng nói truyền cảm, dễ nghe:
Xem thêm chia sẻ của nhiều người khác về kinh nghiệm đẩy lùi khản tiếng hụt hơi bằng Tiêu Khiết Thanh TẠI ĐÂY
Lưu ý: tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Sản phẩm Tiêu Khiết Thanh đã nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ các chuyên gia đầu ngành
Dưới đây chuyên gia Phí Thái Hà sẽ phân tích về tác dụng của các thành phần trong Tiêu Khiết Thanh:
Vậy là bạn đã “điểm mặt” được những nguyên nhân và cách khắc phục “sự cố” hụt hơi khi nói chuyện rồi. Mọi ý kiến thắc mắc về bệnh, xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0917212364 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.