Bạn biết đấy, thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường là nguyên nhân gây ho có đờm ở mọi đối tượng. Tuy nhiên các bệnh về đường hô hấp trên thường tự khỏi sau 3-7 ngày khi bạn áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện triệu chứng. Nếu bạn bỏ qua, tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng, lúc này bạn đừng “than trách thời tiết”. Vậy các biện pháp chúng tôi muốn đề cập tới là gì?

Nguyên nhân gây ho có đờm

Thời tiết đột ngột thay đổi, hoặc khi thời điểm giao mùa đến dễ phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt viêm đường hô hấp. Thời tiết lúc này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát tán nhanh chóng trong không khí.

Bình thường thanh, khí, phế quản thông thoáng, không đờm nhớt, các hoạt động hô hấp, nói chuyện diễn ra dễ dàng. Nhưng khi lớp lót niêm mạc bao phủ các cơ quan trên bị kích thích do vi khuẩn, virus hoặc một số tác nhân khác thì chúng sẽ bị sưng viêm. Đường hô hấp bị thu hẹp gây cản trở cho việc thở. Không khí không được lưu thông, bị đọng lại sẽ kích thích gây ho và tiết đờm nhiều. Tình trạng này gây ra rất nhiều phiền toái cho người mắc và có thể gặp ở bất cứ ai, nhất là trẻ em hay những người có hệ miễn dịch suy yếu. Chính vì vậy, chúng ta cần biết cách phòng ngừa bệnh cho chính mình và người thân.

>>Xem thêm: Khám phá 3 bí quyết chữa đau họng khản tiếng cho thầy cô giáo

Bỏ qua các phương pháp này, hỏi sao lại bị ho có đờm!

Nếu không muốn gặp các bệnh lý đường hô hấp cũng như triệu chứng ho có đờm, bạn nên làm các điều sau:

- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc các thuốc kháng viêm non-steroids có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn làm theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn hoặc từ nhân viên y tế. Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe hoặc đang điều trị một bệnh khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những thuốc không kê đơn.

- Giải quyết các triệu chứng về mũi của bạn: Chất nhầy từ các xoang có thể chảy xuống họng của bạn, làm nặng thêm tình trạng ho. Nếu bạn bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, các thuốc làm thông mũi hoặc thuốc chống dị ứng có thể giúp cải thiện tình trạng này.

- Xịt họng: Các thuốc xịt thảo dược có thể giúp giảm bớt sự đau nhức ở họng.

- Uống kẽm: Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung đầy đủ nguyên tố vi lượng kẽm có thể làm giảm triệu chứng khi bạn bị viêm đường hô hấp trên. Chúng sẽ có hiệu quả tốt hơn nếu như bạn bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu.

- Súc họng bằng nước muối: Súc họng bằng nước muối ấm vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng và đau họng do ho kéo dài và làm sạch đờm trong họng.

- Uống nước (nên uống từng ngụm nhỏ) sẽ cung cấp độ ẩm cho họng của bạn. Nước ấm nhưng không quá nóng sẽ làm giảm đau họng. Bạn cũng có thể sử dụng trà thảo dược với mật ong. Các đồ uống có cafein như cà phê hay sô-đa có thể làm họng bạn bị khô, vì vậy nên tránh sử dụng.

- Ăn cháo gà: Món ăn ngon lành và bổ dưỡng này cũng có hiệu quả khi bạn gặp các vấn đề ở họng. Chìa khóa ở đây chính là hàm lượng natri trong nước dùng có chứa các đặc tính chống viêm. Cháo gà rất mềm và dễ nuốt đối với người bị đau họng, ho có đờm. Đây cũng là một cách tốt để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ khỏe mạnh, từ đó có thể chống lại nhiễm trùng.

- Viên ngậm hay đá vụn có thể giúp bạn tiết nước bọt. Hãy thử ngậm kẹo bạc hà, nó sẽ giúp làm loãng đờm và dễ khạc hơn.

- Sử dụng máy phun sương vào ban đêm: Cung cấp hơi ẩm trong phòng ngủ của bạn có thể giúp cho đường thở, mũi và họng của bạn không bị khô, giảm kích thích ho, đờm.

- Tránh khói thuốc: Khói thuốc gây ngứa họng, làm cho tình trạng ho đờm xấu đi, thậm chí kể cả khi bạn không hút thuốc mà chỉ ngửi khói thuốc.

- Ngủ: Sẽ thật tuyệt nếu bạn tìm được một nơi yên tĩnh để ngủ. Theo các chuyên gia, ngủ đủ giấc là điều quan trọng đối với sức khỏe nói chung và bệnh đường hô hấp nói riêng. Thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, nơi đảm nhiệm vai trò chiến đấu chống lại bệnh tật của cơ thể. Do vậy, khi bị ho có đờm, một giấc ngủ sâu khoảng 9 - 10 giờ sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu:

- Bạn bị ho có đờm kéo dài hơn một tuần

- Bạn bị sốt trên 38oC

- Bạn bị khó thở hoặc khó nuốt

- Bạn thấy máu trong nước bọt hoặc đờm

- Bạn bị đau tai hoặc đau hàm

>>Xem thêm: Bị khàn tiếng uống thuốc gì?

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện triệu chứng ho có đờm của viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp trên làm sưng viêm niêm mạc họng, thanh quản gây ra tình trạng đau, cổ họng, ho có đờm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Để làm giảm bớt các triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà như đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó, một sản phẩm rất tốt trong việc đẩy lùi triệu chứng viêm đường hô hấp trên đồng thời làm tăng cường sức đề kháng với tên gọi Tiêu Khiết Thanh - sẽ càng khiến bạn hài lòng hơn nữa. Với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp với 3 vị dược liệu quý là bán biên liên, sói rừng, bồ công anh. Đây là phương pháp Đông y từ xa xưa đã được nghiên cứu là có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, giảm sưng, tiêu viêm, đặc biệt hiệu quả trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, làm giảm triệu chứng ho có đờm, đau rát họng của bệnh.

Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh

Chị Vũ Thị Tuyết Băng (42 tuổi, ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) mỗi khi chuyển mùa chị lại bị khản tiếng, ảnh hưởng tới chất lượng công việc và cuộc sống. Tuy nhiên giờ đây chị đã lấy lại được giọng nói trong sáng của mình, tìm lại được niềm vui trong công việc:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện viêm đau họng bằng Tiêu Khiết Thanh của nhiều người khác TẠI ĐÂY

Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

 

Đánh giá của chuyên gia

 

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm trị đau rát cổ họng, khản tiếng khi chưa biết rõ bệnh là gì có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, uống thuốc mãi không khỏi. Video dưới đây, TS Nguyễn Thị Vân Anh sẽ phân tích rõ hơn cho bạn:

Hãy thực hiện các biện pháp trên ngay khi thấy triệu chứng ho có đờm nhé! Mọi ý kiến cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số : 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.

Khánh Vũ