“Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài... Em phụ nữ Việt…

Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông…”

Những bài hát du dương luôn chứa đựng những giai điệu tươi đẹp mà mọi người muốn ngân lên để giành tặng tới người phụ nữ mà họ yêu quý. Sắp tới 8/3 rồi, các bạn đã thuộc bài hát nào nói về người vợ, người mẹ, người chị... chưa? Nếu chưa thì hãy luyện tập ngay để làm món quà ý nghĩa nhé! Và nếu lo ngại bị khản tiếng, hãy áp dụng 7 mẹo bảo vệ giọng hát sau đây.

7 cách chăm sóc giọng hát khôn ngoan để tránh khản tiếng ngày 8/3

1. Làm ấm thanh quản của bạn trước khi hát

Bất cứ lúc nào bạn chuẩn bị tập hát, hoặc phải nói nhiều trong một khoảng thời gian dài, hãy nhớ là phải làm ấm thanh quản. Có nhiều phương pháp để làm ấm, ví dụ như: các bài tập thở, kỹ thuật giải phóng sức ép của hàm và môi, tập lưỡi, cân quãng tám, và các bài tập gia nhiệt. Sau khi thực hiện các phương pháp trên, bạn sẽ có cảm giác cổ họng của mình nóng lên. Hãy nhớ rằng cổ họng của bạn cũng giống như bất kỳ một bộ phận nào khác trên cơ thể, cần phải được chuẩn bị để có thể hoạt động thật tốt, như việc khởi động trước khi luyện thể dục, thể thao vậy.

 khan-tieng

Làm ấm thanh quản tránh khản tiếng

2. Tránh thay đổi âm lượng đột ngột khi không cần thiết

Rất hiếm thứ gì gây bất lợi cho giọng nói của bạn bằng việc thay đổi âm lượng một cách đột ngột. Khi bạn kêu la hay hét lên quá nhiều, hoặc cố nói thì thầm, lớp niêm mạc của dây thanh quản có thể bị tổn hại, các cơ ở cổ họng của bạn cũng bị thắt chặt và hơi thở trở nên yếu hơn. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn phải nỗ lực rất nhiều mới có thể khôi phục lại giọng nói của mình.

Đây là lý do tại sao các huấn luyện viên, những người thường xuyên la hét thường bị mất tiếng nói và gặp nhiều vấn đề về cổ họng trong cuộc sống thường ngày. “Thông thường, đó chỉ là triệu chứng tạm thời nhưng lại có thể kéo dài”, tiến sĩ Michael Pitman thuộc trung tâm y tế Mount Sinai nói. “Khi các dây thanh âm đang cố gắng để khôi phục lại, bạn lại kéo căng nó ra và la hét dù rất khó khăn thế. Cứ như vậy, nó trở thành một vòng luẩn quẩn của sự mất - bù. Bạn càng cố gắng, giọng nói của bạn càng tệ hơn”.

3. Đừng nên hắng giọng quá nhiều

Có lẽ bạn không biết rằng việc hắng giọng có thể làm hại đến cổ họng của bạn. Càng cố gắng ho và hắng giọng mạnh, càng dễ dẫn đến tổn thương thanh quản. Thay vì hắng giọng trước khi hát hay nói, hãy thử vài cách khác như uống một ngụm nước chẳng hạn. Như thế, cổ họng sẽ được tưới ẩm, khi hát giọng cũng thanh thoát hơn.

 khan-tieng-2

Không hắng giọng quá nhiều sẽ gây khản tiếng

4. Đối phó với chứng trào ngược axit

Rất nhiều người bị mắc phải chứng trào ngược acid dạ dày – thực quản (hay còn gọi là chứng ợ nóng). Hầu hết, bệnh thường do ăn quá nhiều, vừa đi vừa ăn,… Đối với một số trường hợp, đây gần như là bệnh mạn tính. Bất kể tần suất thế nào, chứng trào ngược acid phải được điều trị tích cực. Bạn cần giữ được tâm trạng tốt nhất, tránh căng thẳng khiến dạ dày tăng tiết acid và ngăn chặn acid dạ dày dư thừa làm hỏng giọng nói của mình.

5. Luôn giữ dây thanh quản ẩm

Cũng giống như việc làm ấm thanh quản trước khi hát thì quá trình làm ẩm trong khi hát cũng rất quan trọng. Hãy nhớ là phải luôn giữ cho dây thanh ẩm bằng cách uống nước, nước trái cây hoặc trà thảo mộc. Không nên dùng caffein vì caffein có tính khử nước thay vì tạo nước. Nhưng một số bạn đã nghiện cà phê, nói bỏ cà phê ngay thì không được. Trong trường hợp này, bạn nên uống ít một và phải uống nhiều nước sau đó. Tốt nhất bạn nên tập bỏ uống cà phê. Nên giữ cho không khí trong nhà và nơi làm việc của mình không bị khô quá, duy trì độ ẩm luôn đạt 30% hoặc hơn. Bên cạnh đó, uống rượu cũng làm mất nước của cơ thể, vì vậy nếu uống rượu cũng cần uống thêm nước nhé!

6. Đừng cố luyện hát khi bị viêm họng

Các bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản thường do virus, làm cho dây thanh bị sưng phồng, giọng trở nên nhỏ, rè và khản. Những lúc bị như vậy, bạn nhớ đừng gắng luyện hát. Bạn cũng nên hạn chế tán gẫu, tốt nhất là sử dụng viết hoặc email để giao tiếp. Nếu cần phải nói thì nói với âm lượng nhỏ, tránh nói lớn hay nói thì thầm. Thông thường những triệu chứng như: khản tiếng, đau họng do cảm cúm gây ra sẽ mất đi trong khoảng 1 - 2 tuần. Nếu những triệu chứng này tồn tại hơn 2 tuần nên đi khám bác sĩ..

7. Uống Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày nâng đỡ thanh quản

Bên cạnh các biện pháp như trên, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, an toàn tuyệt đối để trị khản tiếng, làm dịu cổ họng cho giọng nói trong sáng. Đi đầu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính là cây rẻ quạt kết hợp với bán biên liên, sói rừng, bồ công anh. Các vị dược liệu quý này kết hợp với nhau tạo nên công thức bài thuốc có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau họng, giảm viêm thanh quản hiệu quả.

 tieu-khiet-thanh

Uống Tiêu Khiết Thanh ngăn khản tiếng

Sau đây là kinh nghiệm của bác Phạm Văn Hộ (77 tuổi ở 14/96 Vũ Năng An, Phường Hạ Long, thành phố Nam Định). Bác Hộ chia sẻ nhiều năm đứng lớp khiến cổ họng bác lúc nào cũng đau rát, khản tiếng, nói hụt hơi và thường xuyên mất tiếng. Vậy mà chỉ sau một đợt sử dụng sản phẩm thảo dược Tiêu Khiết Thanh, bác đã lấy lại được giọng nói và tham gia cuộc thi Tiếng hát truyền hình tỉnh Nam Định.

"Chữa khản tiếng kéo dài" như thế nào là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, bởi tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Để tìm hiểu kĩ hơn về cách chữa khản tiếng kéo dài, chúng tá hãy cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Ngọc Phấn tư vấn cụ thể trong nội dung video dưới đây nhé:

 

Đừng đánh mất giọng hát của bạn, dù chỉ là tạm thời! Đây là một công cụ giúp bạn gửi gắm yêu thương tới những người quan trọng trong cuộc đời mình. Hãy áp dụng các phương pháp trên khi luyện hát nhé. Mọi thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1800.6103 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.

Khánh Vũ