Khản tiếng và mất tiếng là biểu hiện của tình trạng dây thanh âm có vấn đề. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản… nhưng đôi khi bạn sẽ ngạc nhiên khi biết một số thuốc cũng gây khản tiếng. Chính vì vậy, việc có hiểu biết kỹ lưỡng khi sử dụng những thuốc này sẽ giúp bạn tránh những nguy cơ khản giọng không đáng có. Vậy các thuốc gây khản tiếng là những loại nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

“Há hốc mồm” vì khản tiếng do uống thuốc

Một số loại thuốc bao gồm thuốc uống theo toa, thuốc mua không cần toa và thuốc thảo dược có thể ảnh hưởng đến chức năng phát âm của thanh quản. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc kê toa một loại thuốc chỉ khi đảm bảo lợi ích của việc sử dụng thuốc lớn hơn tác dụng phụ. Đối với các thuốc gây ảnh hưởng đến giọng nói cũng vậy. Nếu bạn không hiểu về thuốc, đừng lạm dụng, sẽ rất nguy hiểm!

 uống quá nhiều thuốc

Các thuốc gây tác dụng phụ khản tiếng

Hầu hết các loại thuốc gây ảnh hưởng đến giọng nói đều theo cơ chế làm khô lớp niêm mạc bao phủ bên ngoài dây thanh. Thông thường, dây thanh khi rung phải được bôi trơn tốt để vận hành đúng; nếu niêm mạc trở nên khô, việc nói, phát âm sẽ khó khăn hơn. Đây là lý do tại sao cung cấp đủ độ ẩm là một yêu tố quan trọng của sức khoẻ dây thanh. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói bằng cách làm loãng máu trong cơ thể hoặc làm mỏng thành mạch khiến cho dây thanh dễ bị thâm tím, xuất huyết khi có chấn thương. Hơn nữa, với tác dụng phụ giữ nước gây phù nề, làm giãn các dây thanh, dây thanh sưng cứng khó rung động thì khản tiếng là điều dễ hiểu. Các loại thuốc từ các nhóm sau đây có thể ảnh hưởng bất lợi đến giọng nói, bạn cần lưu ý:

-         Thuốc chống trầm cảm

-         Thuốc giãn cơ

-         Thuốc lợi tiểu

-         Thuốc trị tăng huyết áp

-         Thuốc kháng histamine (thuốc dị ứng)

-         Thuốc kháng cholinergic (thuốc hen suyễn)

-         Vitamin C liều cao (lớn hơn 5g mỗi ngày)

Các loại thuốc khác và những điều kiện liên quan có thể ảnh hưởng đến giọng nói bao gồm:

-         Thuốc ức chế men chuyển (ACE) của Angiotensin (thuốc trị huyết áp) có thể gây ho hoặc nghẹt cổ họng trong khoảng 10% bệnh nhân. Ho hoặc cổ họng khò khè quá mức có thể góp phần làm tổn thương dây thanh quản.

-         Thuốc tránh thai đường uống có thể gây ra hiện tượng ứ nước (phù) trong dây thanh quản bởi vì chúng chứa estrogen.

-         Liệu pháp thay thế estrogen sau khi mãn kinh có thể gây ảnh hưởng đến thanh quản.

-         Liều lượng không thích hợp của thuốc thay thế hormone tuyến giáp ở bệnh nhân suy giáp.

-         Thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) có thể làm tăng khả năng xuất huyết dây thanh quản hoặc hình thành polyp để phản ứng với chấn thương.

-         Một số loại thuốc thảo dược không hoàn toàn vô hại và cần được sử dụng cẩn thận. Nhiều người gặp phải những phản ứng phụ mà không biết bao gồm rối loạn tiếng nói.

Giải pháp “đánh bay” khản tiếng do tác dụng phụ của thuốc

Khản tiếng, mất tiếng khiến giao tiếp bị gián đoạn, nghiêm trọng hơn là dây thanh quản bị tổn thương và nếu không điều trị ngay sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dùng thuốc tân dược chữa khản giọng thường kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn, đôi khi lại tương tác với các thuốc bạn đang uống điều trị bệnh phía trên. Ngay cả việc sử dụng các thảo dược không rõ nguồn gốc, cơ chế tác động cũng vô tình làm cho dây thanh của bạn “vô phương cứu chữa”. Thuốc trị bệnh không được bỏ giữa chừng, vậy giải pháp cho vấn đề khản tiếng là gì trong khi chúng ta vẫn phải uống các thuốc trên để điều trị bệnh của mình?

 Tiêu Khiết Thanh giúp hết khản tiếng

Tiêu Khiết Thanh khắc phục khản tiếng do thuốc

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc cổ truyền được nghiên cứu cải tiến và sản xuất theo quy trình hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên giá trị, tinh hoa của dược liệu. Hiệu quả đem lại rất tốt và an toàn, không có tác dụng phụ. Tiêu biểu trong xu hướng này tại Việt Nam, người bệnh có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên. Với thành phần chính là rẻ quạt (xạ can) - vị thuốc điển hình trong điều trị các bệnh đường họng và thanh quản với tác dụng tán kết, tiêu đờm, kết hợp cùng nhiều loại thảo được quý hiếm khác như bán biên liên, sói rừng, bồ công anh, Tiêu Khiết Thanh có tác dụng ức chế những vi khuẩn cư trú trong họng gây viêm thanh quản, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, sưng, tiêu viêm, giảm viêm thanh quản, từ đó hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng rất hiệu quả.

Cùng theo dõi phản hồi tích cực qua hình ảnh dưới đây:

 phan-hoi

Cùng lắng nghe GS.TS Trần Hữu Tuân khẳng định tác dụng của Tiêu Khiết Thanh đối với các bệnh viêm đường hô hấp trên:

Trên đây là các thuốc gây tác dụng phụ là khản tiếng, vì thế, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những thuốc này. Nếu quý độc giả còn có những thắc mắc liên quan tới bệnh lý khản tiếng hay muốn đặt mua sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, vui lòng liên hệ ngay tới số tổng đài 1800.6103 (miễn phí cước cuộc gọi) để được chuyên gia tư vấn.

Khánh Vũ