Viêm vòm họng là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh gây đau họng kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người mắc. Cùng tìm hiểu xem viêm vòm họng là bệnh gì, dấu hiệu ra sao, làm thế nào để điều trị và phòng ngừa trong bài viết sau.

Viêm vòm họng là bệnh gì? Những biểu hiện thường gặp

Viêm vòm họng hiểu đơn giản là tình trạng đau rát, ngứa họng do niêm mạc hầu họng bị tổn thương. Triệu chứng của viêm vòm họng có sự khác nhau tùy vào đối tượng mắc bệnh và mức độ viêm. Dưới đây là các dấu hiệu viêm vòm họng điển hình mà nhiều người gặp phải:

  • Thay đổi giọng nói là triệu chứng viêm vòm họng phổ biến. Người bệnh có thể bị khàn giọng, thậm chí mất tiếng.
  • Đau họng, rát cổ, có cảm giác sưng nóng, phù nề ở cổ họng.
  • Buồn nôn, chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài, đờm khạc ra có màu trắng, xanh vàng kèm mùi hôi.
  • Một số trường hợp bị sốt cao, nổi hạch ở cổ, ớn lạnh, đau nhức các cơ.

Viem-vom-hong-la-tinh-trang-viem-duong-ho-hap-gay-dau-rat-ngua-hong-do-niem-mac-hau-hong-bi-ton-thuong

Viêm vòm họng là tình trạng viêm đường hô hấp, gây đau rát, ngứa họng do niêm mạc hầu họng bị tổn thương.

>>> XEM THÊM: Đau họng và khản tiếng làm gì? Dùng Tiêu Khiết Thanh được không?

Nguyên nhân dẫn đến viêm vòm họng

Thống kê cho biết, 80% trường hợp viêm vòm họng là do virus, khoảng 20% còn lại gây ra bởi nguyên nhân vi khuẩn, nấm, bụi bẩn,... Cụ thể:

Nguyên nhân từ bên ngoài:

  • Vi khuẩn, virus: Virus Adeno, Coxsackie và vi khuẩn liên cầu, tụ cầu là những nguyên nhân chính gây viêm vòm họng. Nghiên cứu đã chỉ ra, 10% người trưởng thành bị viêm vòm họng do liên cầu khuẩn gây ra.
  • Chất kích thích: Việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị viêm vòm họng.
  • Do môi trường: Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm phát triển, gây viêm vòm họng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Người bệnh có tiền sử hoặc đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có cảm giác đau, rát họng. Nguyên nhân là do lượng acid dư thừa khi bị đẩy lên vùng miệng sẽ khiến niêm mạc họng bị tổn thương, từ đó dẫn đến viêm nhiễm.
  • Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh: Ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ rất dễ kích thích niêm mạc họng, lâu ngày có thể bị viêm.

Nguyên nhân từ bên trong:

  • Đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp: Nếu đang bị viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản… bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm vòm họng cao hơn khi virus, vi khuẩn xâm nhập.
  • Cơ địa: Những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu kém thường gặp phải các bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm vòm họng.

Vi-khuan-virus-la-nguyen-nhan-gay-viem-vom-hong-dien-hinh

Vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây viêm vòm họng điển hình

Cách điều trị giúp giảm viêm vòm họng

Bệnh viêm vòm họng nếu chủ quan không chữa trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, viêm thận, viêm phổi, nặng hơn là ung thư vòm họng. Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm vòm họng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Giảm đau họng nhờ thuốc tây

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm vòm họng và mức độ ảnh hưởng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Nhìn chung, một số thuốc bác sĩ thường dùng để chữa viêm vòm họng gồm:

  • Thuốc kháng sinh amoxicillin, penicillin giúp giảm viêm vòm họng do vi khuẩn.
  • Thuốc kháng viêm, giảm phù nề để cải thiện triệu chứng đau, rát họng, sưng đỏ niêm mạc họng.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol, ibuprofen.

Thuoc-tay-giup-giam-nhanh-trieu-chung-viem-vom-hong-nhung-tiem-an-nhieu-nguy-hai-voi-suc-khoe

Thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng viêm vòm họng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe

Giảm viêm họng nhờ các nguyên liệu tự nhiên

Trường hợp bệnh viêm vòm họng nhẹ hoặc mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa từ nguyên liệu tự nhiên dưới đây:

  • Mật ong: Mật ong được coi như một kháng sinh tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ điều trị viêm vòm họng. Bởi vậy, mỗi ngày bạn có thể ngậm 1 thìa mật ong nguyên chất hoặc pha với nước ấm để uống.
  • Tỏi tươi: Tỏi chứa hoạt chất allicin có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, cải thiện các triệu chứng đau, rát họng, ho khan. Bạn nên thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày hoặc giã nhuyễn tỏi rồi pha với nước ấm để uống.
  • Gừng tươi: Theo quan niệm y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng phát tán phong hàn, cải thiện sức khỏe cho người bệnh viêm đường hô hấp. Người bệnh viêm vòm họng nên chuẩn bị vài lát gừng tươi rồi sắc lấy nước, uống hàng ngày.

Mat-ong-giup-giam-viem-khang-khuan-giam-viem-vom-hong

Mật ong giúp giảm viêm, kháng khuẩn, giảm viêm vòm họng

Tiêu Khiết Thanh giúp giảm viêm vòm họng

Song song với các biện pháp giúp giảm viêm vòm họng kể trên, các chuyên gia khuyên người bệnh nên tham khảo sử dụng thêm sản phẩm thảo dược. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần rẻ quạt - Tiêu Khiết Thanh. Theo nghiên cứu, rẻ quạt có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn mạnh, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng viêm đường hô hấp như đau họng, ngứa họng, ho khan,...

Đặc biệt, theo nghiên cứu y khoa tại Trung Quốc, thân và rễ cây rẻ quạt có chứa hàm lượng lớn các chất kháng sinh tự nhiên như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Các chất này còn được ví như kháng sinh thực vật, hỗ trợ hồi phục tổn thương vòm họng nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ như thuốc tây.

Tieu-Khiet-Thanh-giup-giam-viem-vom-hong-phong-ngua-bien-chung-nguy-hiem

Tiêu Khiết Thanh giúp giảm viêm vòm họng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

>>> XEM THÊM: Viêm họng xuất tiết có nguy hiểm không? Coi chừng dấu hiệu sau!

Ngoài ra, Tiêu Khiết Thanh còn được bổ sung thêm ba dược liệu khác là bán liên liên, sói rừng, bồ công anh. Đây đều là những thành phần giúp tiêu viêm, giảm sưng, phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp tái phát. Gần đây, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện cuộc khảo sát cho kết quả, có hơn 90,8% người tiêu dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm. Điển hình là trường hợp của bác Phạm Văn Hộ (Nam Định) bị khàn tiếng, đau rát họng nhiều năm. Chia sẻ của bác trong video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng của sản phẩm:

 Biện pháp ngăn ngừa viêm vòm họng

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh viêm vòm họng nhờ vào các biện pháp hữu ích sau đây:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
  • Không uống nước đá lạnh, thay vào đó, bạn nên uống nước ấm để xoa dịu niêm mạc họng.
  • Xây dựng chế độ ăn đủ chất, khoa học để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm
  • Dành ra 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội nhằm nâng cao sức khỏe.

Che-do-an-day-du-chat-dinh-duong-giup-ngan-ngua-benh-viem-vom-hong

Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp ngăn ngừa bệnh viêm vòm họng

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng mà bạn nên biết về bệnh lý viêm vòm họng. Hãy để lại câu hỏi dưới đây chuyên gia nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn thêm về sản phẩm hoặc bệnh viêm vòm họng nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/pharyngitis 

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pharyngitis 

https://www.britannica.com/science/pharyngitis