Ho có đờm, đặc biệt là đờm đặc có thể gây tắc nghẽn hệ hô hấp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như khó nói, khó thở, khó nuốt,... Đối với người lớn hay trẻ em, tình trạng này đều nguy hiểm như nhau. Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ tất cả những thông tin về ho có đờm, từ nguyên nhân, cách điều trị cũng như biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Ho có đờm là gì?

Ho có đờm là tình trạng ho đi kèm cùng chất dịch tiết ra từ hệ hô hấp thông qua đường mũi và đường miệng. Chất dịch này chính là đờm. Ho có đờm là hiện tượng phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, cả trẻ em và người lớn.

Đờm là dịch nhầy bảo vệ hệ hô hấp khỏi những tác nhân gây hại cho cơ thể. Đờm có thể được tiết ra từ khí phế quản, hốc mũi, họng, xoang trán,... của con người. Thành phần đờm gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu và các chất độc tấn công đường hô hấp khác.

Ho có đờm thường diễn ra vào ban đêm. Đây là khoảng thời gian dịch nhầy tập trung nhiều ở vùng sau cổ nhất. Vì thế, khi bạn nằm ngủ sẽ kích thích phản xạ ho nhiều hơn ban ngày.

Dom-la-chat-dich-tiet-ra-tu-he-ho-hap-co-nhiem-vu-vay-bat-cac-tac-nhan-la-xam-nhap-vao-co-the

Đờm là chất dịch tiết ra từ hệ hô hấp có nhiệm vụ vây bắt các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể

Nguyên nhân gây ho có đờm

Nguyên nhân ho có đờm chủ yếu là do bệnh lý hệ hô hấp gây ra. Chẳng hạn như cảm cúm, lao phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng đường thở,... Cụ thể:

Cảm cúm

Cảm cúm là nguyên nhân phổ biến gây ho có đờm ở người lớn và trẻ em. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị nhiễm virus dẫn đến ho và tiết đờm trong cổ họng.

Lao phổi

Ho có đờm cũng có thể là biểu hiện của bệnh lao phổi. Lao phổi là bệnh lý truyền nhiễm ở đường hô hấp do vi khuẩn. Vì vậy, bệnh lao phổi sẽ kích thích phản ứng ho, tiết dịch đờm ứ đọng trong phổi và cả cổ họng. Khi đó, không chỉ ho, dịch đờm cũng theo ra bên ngoài bằng đường mũi hoặc đường miệng.

Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp. Người bệnh thường cảm thấy đau tức ngực, khó thở và đặc biệt là ho với tần suất dày đặc. Và ho có đờm là một trong những triệu chứng của viêm phổi.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới do virus gây ra. Triệu chứng thường thấy của viêm phế quản là ho khan và ho khạc ít đờm. Đờm của người bị viêm phế quản thường tiết nhiều vào buổi sáng, có màu trắng đục hoặc vàng xanh.

Giãn phế quản

Nếu không điều trị viêm phế quản dứt điểm, người bệnh có thể bị giãn phế quản. Lúc này, dịch đờm sẽ tiết ra nhiều kéo theo cơn ho cũng trở nên dày hơn gây khó khăn cho các hoạt động thở, nói và nuốt thức ăn.

Viêm nhiễm đường thở

Viêm nhiễm đường thở khiến lớp niêm mạc phổi và phế quản bị kích thích dẫn tới phản ứng viêm. Từ đó, thúc đẩy các cơn ho khan hoặc ho có đờm lâu ngày không khỏi.

Tác động của môi trường

Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, nước sinh hoạt bẩn, khói thuốc lá,... là những yếu tố thuận lợi gây viêm phế quản, viêm phổi,... Từ đó, gây ra triệu chứng ho gió, ho khan hoặc ho có đờm.

Nguoi-mac-cam-cum-thuong-bi-ho-gio-ho-khan-truoc-khi-ho-co-dom

Người mắc cảm cúm thường bị ho gió, ho khan trước khi ho có đờm

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách đối phó với “ho có đờm” do thay đổi thời tiết

Cách điều trị ho có đờm hiệu quả, giảm khó thở

Nguyên tắc điều trị ho có đờm hiệu quả chính là dùng thuốc tây làm loãng chất nhầy và tăng đề kháng vùng họng. Cụ thể:

Dùng thuốc tây làm loãng chất nhầy

Các thuốc như Terpin hydrat, Acetylcystein, Bromhexin hydroclorid,... có tác dụng làm loãng chất nhầy, tiêu đờm và giảm khó thở cho người bệnh hiệu quả:

  • Terpin hydrat: Thuốc có tác dụng hydrat hóa dịch nhầy, long đờm, tạo điều kiện cho lớp lông mao phế quản tống đờm ra bên ngoài một cách dễ dàng.
  • Acetylcystein: Đây là thuốc tiêu chất nhầy, làm giảm độ quánh của đờm giúp đờm thoát ra ngoài thông qua phản xạ ho.
  • Bromhexin hydroclorid: Thuốc có tác dụng loãng đờm và tiêu các chất nhầy ở đường hô hấp hiệu quả. 

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể bổ sung thêm các loại thuốc làm tăng dịch tiết, thuốc giảm ho để điều trị tình trạng ho có đờm cho người bệnh.

Áp dụng mẹo dân gian giảm ho tại nhà

Áp dụng mẹo dân gian giảm ho tại nhà bằng nguyên tự nhiên là cách được nhiều người lựa chọn. Lá húng chanh, mật ong, quất đều rất giàu các hoạt chất kháng khuẩn, chống oxy hóa, vitamin,... có tác dụng giảm ho, tiêu đờm và tăng cường miễn dịch cho hệ hô hấp hiệu quả.

Cách làm như sau:

  • Lá húng chanh: Dùng khoảng 30g lá húng chanh tươi, rửa sạch. Sau đó, thêm vài hạt muối và đem đi giã nhuyễn, chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày. Kiên trì áp dụng sẽ thấy đờm loãng dần và không còn khó thở.
  • Mật ong: Bạn chuẩn bị 2 thìa cafe mật ong nguyên chất và 1 củ tỏi. Bóc vỏ tỏi, rửa sạch, cho vào bát. Thêm mật ong rồi hấp cách thủy hỗn hợp trên lửa vừa trong 20 phút. Chắt lấy nước uống mỗi ngày 3 lần để tăng đề kháng vùng họng và tiêu đờm.
  • Quất: Chuẩn bị 10 quả quất, rửa sạch, cắt đôi và chưng cách thủy cùng đường phèn trong vòng 15 - 20 phút với lửa nhỏ. Chắt lấy siro uống mỗi ngày 2 - 3 lần, tình trạng ho có đờm sẽ thuyên giảm dần.

Nhung-nguyen-lieu-tu-nhien-ho-tro-lam-giam-tinh-trang-ho-kem-theo-dom

Những nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ làm giảm tình trạng ho kèm theo đờm

Tiêu Khiết Thanh giúp tăng đề kháng hô hấp, phòng ngừa ho có đờm

Mặc dù có vô vàn yếu tố khác nhau nhưng suy giảm miễn dịch được coi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến ho có đờm. Chính vì thế, cách phòng bệnh tốt nhất là nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh nhằm chống lại các tác nhân gây hại.

Song song với việc sinh hoạt lành mạnh như uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, bổ sung rau củ quả tươi, hạn chế dùng chất kích thích và thường xuyên vận động, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ để cải thiện bệnh tốt nhất. Một trong những giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh.

Thành phần chính của Tiêu Khiết Thanh là rẻ quạt đã được chứng minh tác dụng đặc biệt đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một nghiên cứu tại Trung Quốc vào năm 2015 đã chỉ ra rằng, thân và rễ rẻ quạt chứa các hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh. Vì thế, rẻ quạt có khả năng giảm ho, tiêu đờm, giảm đau rát họng… một cách tự nhiên. Hơn nữa, sản phẩm còn chứa các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, góp phần phục hồi những tế bào đã bị tổn thương, suy yếu, phòng ngừa ho có đờm hiệu quả.

Điểm đặc biệt là các thành phần trong Tiêu Khiết Thanh hoàn toàn lành tính, dễ hấp thu, không tác động lên vi khuẩn có lợi nên có thể sử dụng hàng ngày và liên tục trong thời gian dài để tăng cường sức đề kháng hô hấp mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng về công dụng của sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Điển hình là trường hợp của chị Vi Thị Hoan (sống tại 198 Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, TP. Lạng Sơn - SĐT: 0336.922.849) đã sử dụng Tiêu Khiết Thanh để cải thiện ho, tức ngực, khản tiếng do hạt xơ dây thanh gây ra. Bạn có thể xem chi tiết câu chuyện của chị Hoan qua video dưới đây:

Với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, không chỉ nhận được lòng tin của người tiêu dùng mà sản phẩm Tiêu Khiết Thanh còn được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về tác dụng. Bởi vậy, sản phẩm đã đạt được vô số giải thưởng do các tổ chức uy tín trao tặng như: Top 100 sản phẩm dịch vụ tin dùng Việt Nam, Thương hiệu vàng chất lượng Quốc tế,...

>>> XEM THÊM: Khắc phục khản tiếng, ho có đờm với Tiêu Khiết Thanh được không?

Ho có đờm hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa được khi bạn chủ động bảo vệ cơ thể bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh kết hợp sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày. Nếu còn thắc mắc về chủ đề trên, bạn hãy để lại bình luận ngay bên dưới để dược sĩ giải đáp nhé!

Nguồn:

https://www.healthline.com/health/wet-cough

https://www.webmd.com/lung/productive-cough-causes

https://www.verywellhealth.com/productive-cough-770574