Hiểu rõ các nguyên nhân khàn tiếng sẽ giúp bạn có phương pháp cải thiện hiệu quả, sớm lấy lại giọng nói như ban đầu. Nếu bạn đang gặp vấn đề với giọng nói của mình, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.
Những nguyên nhân gây khàn tiếng trực tiếp
Khàn tiếng là một triệu chứng phổ biến và không phải là bệnh. Hiện tượng này thường là kết quả của các tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên. Cụ thể:
Viêm thanh quản
Trong hầu hết các trường hợp, khàn tiếng đều liên quan đến viêm thanh quản. Nguyên nhân khàn tiếng này xuất phát từ việc dây thanh quản bị tổn thương do phải làm việc quá sức, kích thích hoặc nhiễm trùng. Những biểu hiện khi thanh quản bị viêm là khàn tiếng, đau họng, nuốt vướng…
Khàn tiếng là dấu hiệu điển hình của viêm thanh quản
>>> XEM THÊM: Viêm thanh quản làm cổ họng đau nhức, khàn tiếng và cách xử lý
Tổn thương thực thể ở dây thanh
Nếu dây thanh quản có bất kỳ tổn thương nào thì đều dẫn đến những sự thay đổi thiếu tự nhiên trong lời nói. Theo đó, hạt xơ, polyp hay u nang là những khối u lành tính phát triển trên thanh quản có thể làm dây thanh âm rung động không đều, từ đó dẫn đến khàn tiếng, hụt hơi khi nói. Đây là hệ quả của việc sử dụng giọng nói liên tục, thường gặp ở những người có đặc thù công việc phải nói nhiều như giáo viên, ca sĩ…
Trào ngược dạ dày
Khi dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, nó sẽ tràn qua cổ họng và kích thích các dây thanh quản. Điều này làm tổn thương niêm mạc họng, thanh quản, gây ra khàn tiếng, đau họng.
Ung thư
Đôi khi, khàn tiếng cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số loại ung thư như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp… Sau một thời gian, bệnh nhân có thể bị mất giọng hoàn toàn, kèm theo các triệu chứng như ho ra máu, khó thở…
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến khàn tiếng
Ngoài những nguyên nhân gây khàn tiếng từ bệnh lý thì một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể làm biến đổi giọng nói. Chẳng hạn:
- Lạm dụng giọng nói: Do tính chất công việc phải sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, ca sĩ… rất hay bị khàn tiếng do dây thanh quản chịu áp lực liên tục, lâu ngày dẫn đến khàn tiếng.
- Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia... đều khiến cơ thể mất nước và kích ứng dây thanh âm.
- Ăn uống không đúng cách: Ăn đồ cay nóng, uống nước lạnh… đều có thể làm bỏng niêm mạc họng, thanh quản và vô tình gây ra những thay đổi tạm thời trong giọng nói.
- Dị ứng: Khi bị dị ứng, nếu dịch nhầy được sản xuất quá nhiều, nó có thể chảy xuống cổ họng gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc họng.
Hút thuốc lá kích thích dây thanh quản gây ra khàn tiếng
Cách phục hồi giọng nói hiệu quả, tránh xa khàn tiếng
Ngay khi thấy giọng nói trở nên khàn, trầm hơn bình thường, bạn nên sớm tìm ra nguyên nhân để loại bỏ.
Khắc phục từ nguyên nhân gây khàn tiếng
Bình thường, khàn tiếng sẽ tự thuyên giảm sau 5-7 ngày mà không để lại bất kỳ vấn đề nào. Trong trường hợp khàn tiếng kéo dài và nghi ngờ có thể do mắc một bệnh nào đó, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.
Nếu khàn tiếng xuất phát từ các tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên như viêm thanh quản, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc, ví dụ kháng sinh, chống viêm để điều trị triệu chứng. Đối với các tổn thương thực thể (hạt xơ, polyp…), ngoài thuốc có thể kết hợp can thiệp phẫu thuật giúp lấy các khối u, trả lại sự rung động bình thường của dây thanh. Ngoài ra, ở người có tiền sử trào ngược dạ dày, cần kiểm soát axit trào ngược bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc giảm tiết axit.
Thay đổi lối sống giảm tác động đến giọng nói
Mặc dù không thể giúp bạn lấy lại giọng nói nhanh hơn nhưng những biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây sẽ phần nào cải thiện khàn tiếng, giảm bớt sự khó chịu tạm thời:
- Uống nhiều nước giúp làm ẩm cổ họng, thanh quản, tăng tiết dịch nhầy và giảm kích ứng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí hoặc hít hơi nước giúp đường thở thông thoáng hơn, giảm kích ứng cho thanh quản.
- Ăn uống đủ chất, nên ưu tiên các món dạng lỏng sẽ dễ nuốt hơn.
- Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thức uống chứa caffeine.
Uống nhiều nước giúp làm ẩm niêm mạc họng và thanh quản
>>> XEM THÊM: Chữa khản tiếng không dùng thuốc
Nâng đỡ thanh quản, bảo vệ giọng nói bằng sản phẩm hỗ trợ
Tùy vào nguyên nhân gây khàn tiếng mà giọng nói sẽ phục hồi nhanh hay chậm ở mỗi người là khác nhau. Nhận thấy điều này, các sản phẩm hỗ trợ tốt cho thanh quản đã ra đời, giúp cải thiện chất lượng giọng nói hiệu quả và an toàn. Một trong số các sản phẩm tiêu biểu trên thị trường trong lĩnh vực này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh.
Sản phẩm có thành phần chính từ cây rẻ quạt đã được nghiên cứu chứng minh cho tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau mạnh. Đặc tính này của rẻ quạt đến từ những hoạt chất như glucozit belamcandin, shekanin, glucozit iridin, irisfloretin, tectoridin… được ví giống kháng sinh thực vật. Ngoài ra, Tiêu Khiết Thanh còn chứa các thảo dược khác như bán biên liên, bồ công anh, sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng dây thanh, phòng tránh khàn tiếng tái phát.
Nhiều người bị khàn tiếng đã thấy giọng nói có sự chuyển biến đáng kể sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của ông Phạm Văn Hộ (Nam Định) trong video dưới đây:
Hơn nữa, theo khảo sát mới nhất của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có đến 90,8% người tiêu dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
Khàn tiếng không chỉ gây ra những hạn chế trong giao tiếp, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới công việc của một số đối tượng đặc biệt. Hy vọng rằng, sau khi hiểu rõ những nguyên nhân gây khàn tiếng sẽ giúp bạn biết cách xử lý và phòng tránh hiệu quả cho bản thân cũng như cho gia đình.
Nguồn tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17105-hoarseness
https://www.medicalnewstoday.com/articles/hoarse-voice
https://www.verywellhealth.com/hoarseness-causes-and-treatment-2248928
Thanh quản giữ 1 vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên giọng nói, tiếng nói được phát ra là nhờ vào thanh quản, bao gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói, giúp con người có thể giao tiếp, truyền đạt thông tin với nhau. Nguyên nhân chủ yếu gây nên giọng nói khản đó là khi có sự rung động không bình thường của các dây thanh, khi có tăng hoặc giảm một cách bất thường của luồng không khí đi qua thanh môn gây nên tăng tiếng ồn hơn là âm thanh rõ, hay do bất thường về cử động của dây thanh… Những bất thường ở thanh quản như viêm thanh quản, phù nề thanh quản, tổn thương thanh quản có hồi phục hoặc không hồi phục, u nhú thanh quản…Khàn giọng có rất nhiều nguyên nhân có thể do tính chất công việc nói nhiều nói to hoặc phải làm trong môi trường có nhiều khói bụi ô nhiễm, cũng có thể là tình trạng viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan... gây ra. Bạn có thể sử dụng Tiêu Khiết Thanh để tiêu viêm, giảm sưng và cải thiện giọng nói của bạn làm giọng nói trong sáng hơn. Trên thực tế đã có rất nhiều người điều trị thành công tình trạng khàn giọng như trường hợp sau: http://bit.ly/bí_quyết_điều_trị_khàn_tiếng . Cần được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất, bạn có thể liên hệ tới hotline18006103 (MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI) / 0902207582 (ZALO/VIBER) và mua sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi. Chúc bạn sức khỏe!
Nếu cần được tư vấn nhanh hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, vui lòng liên hệ 18006103 (MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI)/ 0902207582 (ZALO/VIBER) để được hỗ trợ nhanh nhất!
Thân ái!
Mong sớm nhận dc phản hồi và tư vấn của bác sĩ
Thanh quản giữ 1 vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên giọng nói, tiếng nói được phát ra là nhờ vào thanh quản, bao gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói, giúp con người có thể giao tiếp, truyền đạt thông tin với nhau. Nguyên nhân chủ yếu gây nên giọng nói khản đó là khi có sự rung động không bình thường của các dây thanh, khi có tăng hoặc giảm một cách bất thường của luồng không khí đi qua thanh môn gây nên tăng tiếng ồn hơn là âm thanh rõ, hay do bất thường về cử động của dây thanh… Những bất thường ở thanh quản như viêm thanh quản, phù nề thanh quản, tổn thương thanh quản có hồi phục hoặc không hồi phục, u nhú thanh quản…Khàn giọng có rất nhiều nguyên nhân có thể do tính chất công việc nói nhiều nói to hoặc phải làm trong môi trường có nhiều khói bụi ô nhiễm, do chế độ sinh hoạt không đúng như uống nước lạnh, ăn đồ cay nóng nhiều, cũng có thể là tình trạng viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan... gây ra. Bạn có thể sử dụng Tiêu Khiết Thanh để tiêu viêm, giảm sưng và cải thiện giọng nói của bạn làm giọng nói trong sáng hơn. Trên thực tế đã có rất nhiều người điều trị thành công tình trạng khàn giọng như trường hợp sau: http://bit.ly/bí_quyết_điều_trị_khàn_tiếng . Cần được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất, bạn có thể liên hệ tới hotline/zalo 0917.212.364/ 0917.211.556 và mua sản phẩm chính hãng với giá ưu đãi. Chúc bạn sức khỏe!
Chúc bạn sức khỏe!
cách đây 3 tháng em bị bệnh kho khan và sốt, có uống thuốc và cũng bớt ho được 2 ngày đến ngày thứ 3 thì cổ khô ngứa khó chịu và dẫn đến khàn tiếng nặng nói ko được, khoảng 3-4 ngày uống thuốc ko bớt, em mới đi khám Bs tư và trích cho 2 mũi thì đỡ và sau 1 tuần là hết hẳn. Nhưng cách nay 4 ngày em cũng có triệu chứng khan cổ người khó chịu nên uống thuốc cảm thì bớt khan cổ và chỉ ho nhẹ, 2 ngày sau do em cười nhiều và nói lớn rồi hát hò nữa nên mất tiếng luôn đến nay là 2 ngày, khàn tiếng giống 3 tháng trước mà từ nhỏ đến giờ em ko bị khàn như vậy, em sinh hoạt trong đoàn nên hát rất nhiều, em tính nay sẽ đi trích giống lần trước có được ko ạ, mà ko biết nguyên nhân tại sao bị như vậy, nhờ BS tư vấn giúp em , cám ơn BS nhiều!!!
Khi giảng bài, cần chú ý điều tiết giọng nói, nói vừa đủ nghe, nói từ từ, tránh la hét vì sẽ làm dây thanh âm bị căng ra, bị nóng lên dẫn đến viêm đau họng, khản tiếng, viêm phế quản, ho, có đờm.
Đặc biệt, cần lưu ý uống nhiều nước và tăng cường các thực phẩm tự nhiên chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuyệt đối không để họng khô, có thể vừa giảng bài vừa uống nước. Chúc chị sức khỏe
Toi ten la Nguyen Thanh Duy . Toi mo Dong Mach Canh trong ( T ) ngay 12/6/217 den nay hon 1 thang . Tu khi mo den gio bi khan tieng , mat tieng . Noi chi ra hoi gio , khong nghe ro ! . Giay " thanh " trai bi liet tinh trang mo ! Xin cho biet cach chua tri tot nhat de co the noi lai binh thuong ?? Cam on Bac Sy !