Viêm thanh quản bản chất là tình trạng tổn thương dây thanh âm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, muốn hết khàn tiếng, đau họng do viêm thanh quản, phòng tránh tái phát, bạn cần nắm được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân viêm thanh quản, đồng thời bật mí cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân viêm thanh quản trực tiếp
Thanh quản là cơ quan nối giữa yết hầu và khí quản, có chức năng phát âm, hít thở. Tùy vào mức độ và thời gian mắc bệnh, viêm thanh quản được chia thành hai loại là cấp tính và mạn tính. Mỗi dạng viêm thanh quản sẽ có những nguyên nhân và dấu hiệu khác nhau, cụ thể:
Viêm thanh quản cấp tính
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng thanh quản bị viêm kéo dài dưới 3 tuần. Bệnh khởi phát với các triệu chứng rầm rộ, nặng nề như đau rát họng, khó thở, ho khan,... Dưới đây là các nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính:
- Vi khuẩn: Một số vi khuẩn gây viêm thanh quản cấp điển hình như phế cầu, Hemophilus influenzae,... Ngoài ra, bệnh còn gây ra bởi trực khuẩn bạch hầu nhưng hiếm gặp.
- Virus: Virus là tác nhân gây viêm thanh quản cấp tính phổ biến nhất, chẳng hạn virus cúm, virus sởi,...
- Lạm dụng giọng nói, la hét, nói to thường xuyên.
Virus là nguyên nhân viêm thanh quản phổ biến nhất
Viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm dây thanh quản kéo dài trên 3 tuần, tái phát thường xuyên, gây khó khăn trong điều trị. Các nguyên nhân viêm thanh quản mạn tính gồm có:
- Viêm thanh quản cấp phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách, chuyển sang giai đoạn mạn tính.
- Người bệnh có tiền sử viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm amidan,...
- Người thường xuyên hít phải khí độc như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,...
- Lạm dụng giọng nói quá mức, nói nhiều, nói gắng sức thời gian dài.
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài làm acid trào lên khu vực cổ họng, gây viêm nhiễm.
>>> XEM THÊM: Giải pháp đối phó với tình trạng viêm thanh quản mạn tính là gì?
Nguyên nhân gián tiếp làm thanh quản bị viêm
Ngoài những nguyên nhân viêm thanh quản trực tiếp trên, việc tiếp xúc thời gian dài với chất kích thích hoặc các yếu tố sau cũng có thể làm bạn bị viêm thanh quản:
- Các chất dị ứng như lông động vật, phấn hoa, chất tẩy rửa, hóa chất,... là những tác nhân gây viêm đường hô hấp, trong đó có viêm thanh quản.
- Lạm dụng thuốc tây hoặc tự ý tăng giảm liều dùng, sử dụng thuốc thời gian dài gây nhờn thuốc, kháng thuốc, tăng nguy cơ bị viêm đường hô hấp.
- Suy giảm sức đề kháng là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn, virus và các tác nhân bên ngoài xâm nhập, gây viêm thanh quản.
- Chấn thương, tê liệt dây thanh âm.
- Thói quen ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,... có nguy cơ cao bị trào ngược họng thanh quản, từ đó dẫn đến viêm thanh quản.
Lạm dụng thuốc tây làm tăng nguy cơ bị viêm thanh quản
Điều trị nguyên nhân giúp kiểm soát viêm thanh quản
Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân viêm thanh quản. Dưới đây là một số phương pháp được nhiều người áp dụng thành công:
- Hạn chế tối đa việc lạm dụng giọng nói là cách giảm viêm thanh quản hiệu quả. Bạn không nên la hét hoặc nói quá to, thay vào đó, hãy nói nhẹ nhàng để xoa dịu niêm mạc thanh quản đang bị tổn thương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời tránh xa đồ ăn cay nóng, chứa dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Uống nước ấm thường xuyên giúp làm ấm cổ họng, giảm viêm thanh quản.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, chất độc hại như công trường, nhà máy,...
- Tăng cường vận động thể lực bằng các bài tập như đạp xe, đi bộ, bơi lội,... để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công gây viêm thanh quản.
- Người bệnh viêm thanh quản nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị, không lạm dụng hay tùy tiện sử dụng thuốc tây.
- Trường hợp viêm thanh quản nặng hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật để hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Hạn chế nói to giúp giảm viêm thanh quản hiệu quả
>>> XEM THÊM: Các phương pháp chữa viêm thanh quản, khản tiếng hiệu quả thế nào?
Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản
Hiện nay, để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản, nhiều người tin tưởng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là giải pháp được chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.
Tiêu Khiết Thanh có thành phần chính là cây rẻ quạt - thảo dược có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm mạnh. Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc đã chứng minh, thân và rễ cây rẻ quạt chứa nhiều hoạt chất như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid. Các chất này có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, từ đó giúp giảm triệu chứng đau họng, khàn tiếng,... Ngoài ra, Tiêu Khiết Thanh còn có các thành phần khác gồm bán liên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng nâng cao sức đề kháng hô hấp, phòng ngừa bệnh tái phát.
Nhiều năm có mặt trên thị trường, Tiêu Khiết Thanh nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá do các đơn vị uy tín trao tặng như: Thương hiệu tin dùng Việt nam, Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng,... Đặc biệt, gần đây, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện cuộc khảo sát cho kết quả, có tới hơn 90,8% người tiêu dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
Tiêu Khiết Thanh giúp giảm triệu chứng viêm thanh quản
Như trường hợp của chị Vi Thị Hoan là chủ quán phở tại Lạng Sơn. Chị bị khàn tiếng, hụt hơi, mất giọng nhiều năm, sau khi dùng Tiêu Khiết Thanh đã cải thiện rõ rệt. Dưới đây là chia sẻ của chị Hoan, mời bạn theo dõi:
Trên đây là các nguyên nhân viêm thanh quản mà bạn nên biết để phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Để giữ giọng nói luôn trong trẻo, đừng quên sử dụng Tiêu Khiết Thanh ngay từ hôm nay bạn nhé!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm thanh quản, bạn có thể để lại bình luận dưới đây để được dược sĩ tư vấn nhanh nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/laryngitis/symptoms-causes/syc-20374262
https://www.nhs.uk/conditions/laryngitis/
https://www.webmd.com/cold-and-flu/what-is-laryngitis
https://www.healthline.com/health/laryngitis-2