Nguyên nhân của tình trạng gia tăng bệnh nhân viêm thanh quản chủ yếu do môi trường ngày càng ô nhiễm, thêm vào đó là việc gia tăng những người làm công việc phải sử dụng giọng nói nhiều.

Ảnh minh họa

Trước đây, viêm thanh quản thường phát sinh khi thời tiết giao mùa, nhưng trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay thì bất cứ mùa nào chúng ta cũng dễ bị bệnh. Tại hội thảo chuyên đề Thông tin cập nhật về điều trị viêm thanh quản diễn ra năm 2010 ở TP.HCM, các bác sĩ cho biết, trung bình mỗi ngày một người phải hít 10.000 vi sinh vật, con số này đang không ngừng tăng lên do môi trường ngày càng bị con người tàn phá. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến gia tăng viêm thanh quản là do bệnh nghề nghiệp (những người phải sử dụng giọng thường xuyên như ca sĩ, giáo viên, người bán hàng…), dây thanh âm bị kích ứng quá mức sẽ dẫn đến viêm. Bên cạnh đó là tình trạng uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều cũng gây tổn thương thanh quản.

Viêm thanh quản cấp thường do nhiễm virus (cảm lạnh, cúm, viêm phổi…), nhiễm vi khuẩn (bạch hầu…). Trong khi đó, viêm thanh quản mạn thường do thói quen xấu như: uống rượu bia nhiều dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá, nói nhiều do đặc thù nghề nghiệp,… Các triệu chứng đặc trưng của viêm thanh quản là: sốt, chảy nước mũi và cảm thấy họng nóng, như có dị vật vướng trong cổ, ho khan, có cảm giác ngứa, rát, giọng bị khàn dần, có khi mất tiếng. Sau vài ba ngày từ ho khan chuyển sang có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi.

Để điều trị viêm thanh quản cấp, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân nhóm thuốc kháng sinh chống viêm, giảm ho, hạ sốt… Trong lúc chữa trị, người bệnh không được nói to, nói nhiều, hò hét, không uống nước đá lạnh, tránh khói thuốc lá, không dùng rượu. Nếu không chữa trị dứt điểm, viêm thanh quản cấp có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, lúc này việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị, phòng tái phát viêm thanh quản, đặc biệt khi bị khản tiếng, mất tiếng thường xuyên, nhiều bệnh nhân đang sử dụng các sản phẩm thảo dược, không gây tác dụng phụ, hiệu quả cao, điển hình như Tiêu Khiết Thanh. Liều thường dùng là 4-6 viên Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày.

Chị Hoàng Thị Bích Thảo ở Thanh Trì, Hà Nội bị viêm thanh quản do thường xuyên phải nói nhiều, khiến giọng khản đặc. “Đi khám, bác sĩ nói tôi bị phù nề dây thanh nặng và kê Tiêu Khiết Thanh cho tôi. Dùng sản phẩm này đến hết hộp thứ thứ 3, giọng nói của tôi đã trong trẻo trở lại. Bây giờ tôi có thể nói năng, tư vấn cho khách hàng một cách dễ dàng. Thậm chí tôi còn có thể…hát hò được” – chị Thảo chia sẻ.

Song song với dùng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân viêm thanh quản cần chú ý không để bị lạnh, mặc quần áo đủ ấm, đặc biệt là giữ ấm cổ, gan bàn chân, tay. Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm. Khản giọng dai dẳng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm vùng họng-thanh quản, do vậy cần được khám để phát hiện càng sớm càng tốt.

Hà Thanh