Viêm thanh quản mạn tính không những khiến người bệnh gặp rắc rối về giọng nói mà còn tiềm ẩn nguy cơ phải phẫu thuật nếu không được điều trị kịp thời.
Đối tượng dễ mắc viêm thanh quản là những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục hoặc do đặc thù công việc như Mc, giáo viên, ca sĩ, người bán hàng, người làm việc trong môi trường ô nhiễm... dễ bị kích ứng dây thanh quá mức và gây tổn thương dây thanh; còn những người phải làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, virus, nhiễm cúm khiến dây thanh nhiễm khuẩn. Hậu quả của những trường hợp này là người bệnh bị khản tiếng, đau rát họng, sốt, khó nói và mất tiếng… Viêm thanh quản tái phát nhiều lần có thể dẫn đến hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, ung thư dây thanh, ung thư thanh quản…
Ảnh minh họa.
Bệnh giọng thanh quản ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc và chữa trị bằng phẫu thuật. Trường hợp của chị Hoàng Thị Bích Thảo (Thanh Trì, Hà Nội) là một ví dụ. Chị Thảo cho biết: “Vì làm nghề bán hàng, phải tư vấn cho khách hàng nhiều nên tôi hay bị khàn tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, nhiều lúc tôi phải nghỉ việc. Đi khám, bác sĩ cho biết nhiều khả năng tôi phải phẫu thuật…”
Để giữ giọng nói luôn trong trẻo, cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất chua cay, không hút thuốc lá, uống rượu bia... Việc điều trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị viêm thanh quản cấp, bệnh nhân có thể dùng kháng sinh toàn thân, giảm viêm, giảm phù nề, giữ ấm, chườm nóng vùng cổ, kiêng nói hoàn toàn trong 3 ngày. Nếu bị viêm thanh quản mạn tính, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế nói to, nói nhiều, ho khạc, giữ ấm cổ họng, uống nhiều nước ấm, súc họng bằng dung dịch muối kiềm natri. Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp khàn tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản gây hạt xơ thanh quản, polyp dây thanh, u nang dây thanh để bóc tách phần niêm mạc dày cứng...
Hiện nay, xu hướng điều trị đang được ưa chuộng là sử dụng các sản phẩm thảo dược, không gây tác dụng phụ, phổ biến nhất là Tiêu Khiết Thanh. Theo TS Trần Quốc Bình - Giám đốc Bệnh viện YHCT TW, đây là sản phẩm với thành phần từ thảo dược như: Rẻ quạt, bồ công anh, sói rừng… có tác dụng bảo vệ, tránh tổn thương trên dây thanh âm, kháng lại vi sinh xâm nhập, làm lành vết thương, giúp long đờm, giảm viêm họng, giảm sốt và khàn tiếng,… Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản và các triệu chứng khàn tiếng, mất tiếng, đặc biệt, giảm nguy cơ phải điều trị bằng phẫu thuật.
Trở lại câu chuyện của chị Thảo, dù đã sử dụng nhiều biện pháp như ngậm nước muối, uống nước gừng nhưng bệnh của chị vẫn không khỏi. Đi khám bác sĩ kê đơn cho chị dùng Tiêu Khiết Thanh và dặn “nếu không khỏi sẽ phải phẫu thuật”. Tuy nhiên dùng Tiêu Khiết Thanh đến hết hộp thứ 2 chị đã thấy hiệu quả rõ rệt, giọng nói nhẹ hơn, đỡ hẳn khàn tiếng. Đến hết hộp thứ 3, giọng nói của chị đã trong trẻo trở lại.
Việc dùng Tiêu Khiết Thanh hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân đẩy lùi viêm thanh quản cũng như các triệu chứng của bệnh và giảm nguy cơ phải phẫu thuật.
Hải Phong