Viêm thanh quản là căn bệnh thường gặp, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và giao tiếp của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, viêm thanh quản sẽ nặng thêm, trở thành mạn tính và gây khó khăn cho việc điều trị.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản như: cơ thể bị nhiễm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virus; những người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm, hoặc ngồi quá lâu trong điều hòa. Đặc biệt, với những ngành nghề do yêu cầu công việc phải nói nhiều, nói liên tục như: giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, doanh nhân, tư vấn, bán hàng… rất dễ mắc khản tiếng, mất tiếng bởi viêm thanh quản.

tiêu khiết thanh - khản tiếng

Ảnh minh họa.

Do thường xuyên giao tiếp với khách hàng nên chị Nguyễn Trân Huyền ở Hà Nội bị viêm thanh quản mạn tính, hay gặp những rắc rối về phát âm như khản tiếng, mất tiếng, luôn cảm thấy vướng trong cổ họng. Nhiều lúc khách hàng gọi điện đến than phiền, vì không thể nói được, họ tưởng chị coi thường nên càng tức giận hơn...

Viêm thanh quản ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, thậm chí có người phải nghỉ việc rất đáng tiếc. Bởi vậy, nắm bắt biểu hiện ban đầu của viêm thanh quản là điều rất quan trọng đối với mỗi bệnh nhân. Theo các chuyên gia, viêm thanh quản thường có triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó chuyển sang đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói người bệnh bị khản, đôi khi khản đặc, thậm chí mất tiếng, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm. Viêm thanh quản cấp nếu không được điều trị dứt điểm rất dễ bị tái phát, lâu ngày sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Để điều trị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân thuốc nhóm chống viêm corticoid (dexamethasone), kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm natri… Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu chỉ giảm được triệu chứng, gây nhiều tác dụng phụ, bệnh thường dễ tái phát. Khi những giải pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu bệnh nhân bị viêm thanh quản dẫn tới u nang dây thanh, polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh...

Hiện nay, xu hướng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, điển hình cho xu hướng này là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng sốt, đau họng, nóng họng, long đờm, đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát, mang lại giọng nói trong trẻo cho người bệnh.

Trường hợp của chị Nguyễn Trân Huyền, dù đã dùng nhiều phương pháp như hấp chanh đường phèn, uống kháng sinh... nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời, dừng ít hôm lại tái phát. Tuy nhiên, sau 3 tháng uống Tiêu Khiết Thanh, chị đã thấy giọng nói của mình giảm dần khản tiếng, rồi trong trẻo như bình thường, nói nhiều hay ngồi điều hòa cũng không bị khản tiếng.

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, để cải thiện những rối loạn phát âm, bệnh nhân viêm thanh quản cần hạn chế nói, tránh tắm lạnh, bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi, không nên hút thuốc lá, uống rượu bia, chú ý giữ ấm cho họng, cổ ngực, tránh gió lùa…

Truy cập: https://khantieng.co để biết thêm thông tin.

Thu Nga