Ngoài các nguyên nhân như hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất… thì viêm thanh quản mạn tính cũng có thể dẫn đến ung thư thanh quản.
Ảnh minh họa
Các thể viêm thanh quản mạn tính như tăng sản (hyperplasie), tăng sừng hoá, bạch sản là những thể dễ bị ung thư hoá nhất, vì vậy chúng còn được gọi là trạng thái tiền ung thư.
Môi trường ô nhiễm và khi cơ thể yếu là lúc các vi khuẩn tấn công làm ta dễ bị viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới; Những người thường xuyên hút thuốc hoặc uống rượu nhiều, sau đó bị cảm cũng dẫn đến viêm thanh quản; Hơn nữa, thanh quản là nơi dễ bị bệnh khi sử dụng giọng nói nhiều (ca sĩ, giáo viên, người bán hàng…) khiến những sợi dây li ti của cơ đứt, tạo thành các hạt sùi dây thanh; Viêm thanh quản cũng có thể do các chất dịch tiết ở bệnh viêm mũi, viêm xoang... chảy xuống họng bám vào dây thanh gây viêm, sùi... Khi bị viêm sẽ khiến thanh quản phù nề, sung huyết, khó nuốt, khó thở,… người bệnh bị khản tiếng, có khi mất hẳn tiếng.
Với viêm thanh quản cấp, nếu được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể khỏi sau 3-10 ngày. Nhưng nếu không có phương pháp thích hợp, viêm nhiễm sẽ nặng thêm, bệnh tái phát nhiều lần dễ chuyển sang giai đoạn viêm thanh quản mạn tính - nguy cơ cao biến chứng thành ung thư. Biểu hiện của bệnh là khàn tiếng ngày càng tăng, dẫn đến phát âm khó khăn, mất tiếng, kèm theo có ho kích thích, ho ra đờm có mùi hôi…. Đến giai đoạn muộn, có thể xuất hiện ho khạc đờm nhày lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở và gây nên những cơn ho sặc sụa. Ở giai đoạn này, toàn thân bị suy yếu. Nếu ung thư thanh quản không được điều trị, bệnh nhân thường chỉ sống khoảng một năm hoặc 18 tháng.
Chính bởi những biến chứng nguy hiểm, nên phòng và điều trị triệt để viêm thanh quản để tránh dẫn tới ung thư là việc rất cần thiết. Hiện nay, các thuốc sử dụng trong điều trị viêm thanh quản bao gồm kháng sinh phòng bội nhiễm, chống viêm, giảm phù nề phối hợp với các thuốc giảm ho, thuốc ngậm tại chỗ. Bên cạnh đó, sử dụng bổ sung các sản phẩm thiên nhiên cũng đang được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi có thể tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát và không gây tác dụng phụ, mà sản phẩm phổ biến hiện nay là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm thảo dược này giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm thanh quản, cải thiện các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, tránh bệnh tái phát, ngăn chặn dẫn đến ung thư thanh quản.
Là một doanh nhân, chị Nguyễn Trân Huyền (ở Ba Đình - Hà Nội) mắc bệnh viêm thanh quản mạn tính. Hậu quả là chị thường xuyên bị khản tiếng, mất tiếng do công việc giao tiếp nhiều. Sau một thời gian dài dùng mọi biện pháp mà bệnh không đỡ, chị biết đến Tiêu Khiết Thanh và mua về uống. Sau 3 tháng sử dụng sản phẩm này, giọng nói chị đã trong trẻo trở lại, nói nhiều hay ngồi điều hòa cũng không bị khản tiếng.
Ngoài dùng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm mũi họng như nhỏ mũi, xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ, khí dung mũi họng, giữ ấm và chườm nóng cổ… Tránh hút thuốc, không uống rượu bia…
Hà Thủy
Bạn bị viêm thanh quản mạn tính tức là bạn sẽ phải sống chung với bệnh này, chỉ có thể thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh này bằng cách giữ ấm cơ thể đặc biệt là họng, phân bổ thời gian nói hợp lý, tránh nói quá to, nói nhiều,... đồng thời sử dụng định kỳ Tiêu KHiết Thanh 1-2 đợt/ năm mỗi đợt 3-6 tháng để phòng ngừa tái phát bệnh và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn cần đến chuyên khoa tai mũi họng để khám, xác định lại tình trạng bệnh, soi họng, bởi hiện tượng phát âm khó và mệt thường gặp trong bệnh lý như polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh đây là những biến chứng có thể gặp ở những người có viêm thanh quản mạn tính. Cần xác định chính xác tình trạng bệnh mới có hướng điều trị thích hợp phù hợp với tình trạng của bạn.
Chúc bạn sức khỏe!