Khi chúng ta nói to, hò hét trong thời gian dài sẽ gây kích ứng, tổn thương dây thanh (hay còn gọi là thanh đới). Dây thanh lúc đó rung với biên độ và tần số khác nhau làm tiếng nói không còn trong trẻo, thậm chí gây khàn tiếng, mất tiếng.

Ảnh minh họa

Thanh quản như một chiếc hộp âm thanh. Phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai. Chỗ thắt lại này là do các dây cơ và sụn chắn ngang hai bên tạo nên thanh đới là bộ phận chủ yếu tạo ra âm thanh. Khi hai dây thanh chấn động đồng nhất (rung cùng một tần số) là điều kiện để có tiếng nói trong trẻo. Bởi vậy, khi bị khản tiếng nghĩa là dây thanh đới đã bị tổn thương, cần nghĩ đến một trong số những bệnh sau:

- Viêm thanh quản khi nói to, nói nhiều, hoặc nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn: Hai dây thanh bị sưng, phù nề khiến các mép của chúng không còn khả năng linh hoạt để rung nữa, gây ra khàn tiếng, thậm chí mất tiếng trong vài ba ngày. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

- Hạt xơ dây thanh: Xảy ra khi bệnh nhân phải gắng sức hát hoặc nói to, trong khi chứng viêm thanh quản cấp chưa hồi phục, khiến các sợi cơ trong dây thanh đứt; dịch tiết ra để hàn gắn sẽ tích tụ lại thành hạt nhỏ ở mép dây thanh. Hạt dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung thanh, không cho 2 mép của các dây thanh khép sát vào nhau, tạo khe hở thanh môn, làm cho một lượng lớn hơi bị thoát mất, rất chóng mệt.

- Ung thư dây thanh: Thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người nghiện thuốc lá lâu năm gây khàn tiếng kéo dài.

- Liệt một bên dây thanh: Thường liên quan đến một chấn thương cụ thể, như sau phẫu thuật tuyến giáp.

Việc điều trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị viêm thanh quản cấp, có thể dùng kháng sinh toàn thân, giảm viêm, giảm phù nề, giữ ấm, chườm nóng vùng cổ, kiêng nói hoàn toàn trong 3 ngày. Nếu bị viêm thanh quản mạn tính, cần nghỉ ngơi, hạn chế nói. Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp khàn tiếng, mất tiếng do hạt xơ, polyp, u nang dây thanh để bóc tách phần niêm mạc dày cứng... Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản, gây khản tiếng, mất tiếng. Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm đi tiên phong cho dòng sản phẩm này.

Trường hợp chị Nguyễn Trân Huyền (ở Đội Cấn, Hà Nội) do công việc yêu cầu công việc phải nói nhiều nên thường xuyên bị khản tiếng, mất tiếng. Chị được chẩn đoán bị hạt xơ thanh quản và tiến hành nội soi tách hạt xơ. Sau đó, bệnh đỡ hơn nhưng giọng nói vẫn bị khàn. May mắn đã đến khi chị biết đến Tiêu Khiết Thanh và mua về sử dụng: “Sau 3 tháng, giọng nói của tôi đã trong trẻo trở lại, nói nhiều hay ngồi điều hòa cũng không bị khản tiếng. Tôi sẽ uống Tiêu Khiết Thanh đủ một đợt 6 tháng như hướng dẫn để bệnh khỏi hoàn toàn”- chị Huyền tâm sự.

Bệnh nhân bị khàn tiếng mất tiếng do tổn thương dây thanh đới ngoài việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất chua cay, không hút thuốc lá, uống rượu bia… Nếu khàn tiếng kéo dài quá 3 tuần, nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh.

Khánh Phương