Mùa hè, thời tiết nóng nực khiến nhu cầu ngồi điều hòa tăng cao. Đây là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi bệnh viêm thanh quản rất dễ xuất hiện khi mọi người thường xuyên phải làm việc trong môi trường điều hòa.
Ảnh minh họa.
Không khí lạnh và khô của điều hòa làm dây thanh âm dễ bị kích ứng, sức đề kháng kém, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm thanh quản. Qua quá trình hô hấp và hít thở hàng ngày, trong khoang miệng của chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn. Ở điều kiện tự nhiên, nhiệt độ bình thường, cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao, những vi khuẩn này rất khó sinh sôi và gây bệnh. Nhưng sự thay đổi môi trường đột ngột, khi rời phòng có điều hòa để chuyển sang nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới viêm họng cũng như đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm thanh quản.
Các triệu chứng của một đợt viêm thanh quản cấp bao gồm: sốt 38-38,5 độ, chảy nước mũi và nóng họng, như vướng dị vật trong cổ, ho khan, cảm giác ngứa, rát, giọng bị khản dần, có khi mất tiếng, sau vài ba ngày từ ho khan chuyển sang có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi. Khi soi thanh quản, bệnh nhân thấy niêm mạc bị sung huyết, đặc biệt, các dây thanh âm khó di động do nhiều chất nhầy bị tiết ra.
Có hai cấp độ của viêm thanh quản: viêm thanh quản cấp do nhiễm virus (cảm lạnh, cúm, viêm phổi…), nhiễm vi khuẩn (bạch hầu…), ngồi điều hòa nhiều và viêm thanh quản mạn tính do hút thuốc lá, uống rượu, làm việc trong môi trường khói bụi, độc hại, thường xuyên phải nói nhiều, nói to,...
Để điều trị viêm thanh quản, bác sỹ thường dùng cho bệnh nhân thuốc nhóm chống viêm corticoid, kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm natri, kết hợp tránh nói to, không uống nước lạnh, tránh khói thuốc, rượu và hóa chất... Tuy nhiên, các phương pháp trên chủ yếu chỉ giảm được triệu chứng, vì thế bệnh thường rất dễ tái phát. Đồng thời, bệnh nhân cần tránh bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, thường xuyên mở cửa sổ để lưu thông không khí.
Hiện nay, nhiều bác sỹ và bệnh nhân đang có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, trong đó, thực phẩm chức năng tiêu biểu đang được sử dụng phổ biến là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt giúp thanh nhiệt, tán huyết, tiêu đờm, kết hợp với các thảo dược khác như: sói rừng, bồ công anh, bán biên liên,… nên có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng sốt, đau họng, đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản.
Để đề phòng viêm thanh quản, ngoài việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, mọi người cần mặc đủ ấm nếu trời lạnh, đặc biệt, giữ ấm vùng mũi, họng, ngực. Trong mùa hè không nên lạm dụng điều hoà, không uống nước quá lạnh, hạn chế rượu bia, tránh những nơi ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại,...
Lê Mai
Uy tín của Tiêu Khiết Thanh đã được khẳng định: 1. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị viêm thanh quản giới thiệu sử dụng Tiêu Khiết Thanh tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tháng 5/2010 với sự tham gia của GS.TS Ngô Ngọc Liễn- Nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội, TS Trần Quốc Bình – GĐ bệnh viện YHCT TƯ và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội. 2. Hội thảo phương pháp điều trị viêm thanh quản bàn luận về việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM tổ chức tháng 5/2010 với sự tham dự của GS.TS Nguyễn Hữu Khôi - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, BS Huỳnh Khắc Cường-Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM. |