Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản thường gặp khi thời tiết lạnh ẩm. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống hàng ngày nên việc phòng ngừa có vai trò rất quan trọng.

Viêm thanh quản  được chia làm hai loại là cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân gây viêm thanh quản  cấp là do khi thời tiết thay đổi nóng lạnh đột ngột, kèm theo độ ẩm không khí cao sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Ngoài ra, vô tình hít phải khói độc hay ăn thực phẩm có hại cũng là nguy cơ dẫn đến viêm thanh quản cấp. Còn viêm thanh quản mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra như công việc đòi hỏi thường xuyên nói nhiều, nói to, nói liên tục (giáo viên, nhân viên tư vấn, bán hàng, ca sĩ,...) hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, khiến dây thanh âm dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác như thời tiết lạnh ẩm, hút thuốc, uống rượu... cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Viêm thanh quản cấp không điều trị dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, lúc này việc điều trị khó khăn hơn.

tiêu khiết thanh - khản tiếng (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa

Viêm thanh quản thường tiến triển mạnh hơn khi thời tiết lạnh ẩm, lý do được giải thích bởi trong mùa đông, không khí lạnh đi vào đường hô hấp khiến thanh quản bị co, ảnh hưởng đến chức năng phát âm. Mặt khác, một số loại virus, vi khuẩn xuất hiện theo mùa, phát triển mạnh hơn khi thời tiết lạnh và ẩm ướt, gây nhiễm khuẩn thanh quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn đến khản tiếng, mất tiếng.

Vì vậy, để phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng, chúng ta cần bảo vệ thanh quản bằng cách: tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe; nên mặc quần áo đủ ấm, quàng khăn giữ ấm cổ; không nên uống nước quá lạnh hay quá nóng; không hút thuốc lá và tránh hít phải khói do người khác hút; uống nhiều nước ấm giúp niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch; hạn chế rượu, cà phê…

Để điều trị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân các thuốc như: nhóm chống viêm corticoid, kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm natri, kết hợp tránh nói to, nói nhiều. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần lưu ý các nhóm thuốc kháng sinh, corticoid khi sử dụng lâu dài có thể gặp một số tác dụng phụ.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Dẫn đầu trong số đó và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Thành phần chính của sản phẩm này là rẻ quạt có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng, kết hợp với những dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng... nên Tiêu Khiết Thanh đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, đặc biệt vào mùa đông mà không gây tác dụng phụ.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khản tiếng, mất tiếng trong mùa đông, bên cạnh việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, người bệnh cần giữ ấm cổ, ngực, không ăn quá cay và hạn chế nói trong một thời gian để thanh quản phục hồi.

 Thanh Loan

Hội thảo khoa học: “Tiêu Khiết Thanh với viêm thanh quản”:  

1. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị viêm thanh quản giới thiệu sử dụng Tiêu Khiết Thanh tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tháng 5/2010 với sự tham gia của GS.TS Ngô Ngọc Liễn – Nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cùng đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội.

2. Hội thảo phương pháp điều trị viêm thanh quản bàn luận về việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM tổ chức tháng 5/2010 với sự tham dự của đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM.

Để biết thêm thông tin về khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, xin mời truy cập trang web: www.khantieng.co