“Nghề phát thanh viên mà không nói được khổ quá!” - Đó là tâm sự của một số người làm nghề phải sử dụng giọng nói nhiều. Có người viêm thanh quản đã ba năm cứ ngưng thuốc là tái phát hoặc nói tiếng khản, rất khó chịu.
Thanh quản bao gồm hai chức năng: hô hấp và phát âm. Có thể nhận thấy rằng nhiễm trùng đường mũi họng, xoang, đường hô hấp hay bệnh lý toàn thân cũng có thể ảnh hưởng đến thanh quản, làm biến đổi giọng nói.
Dễ bị viêm thanh quản là những “chuyên gia” phải nói nhiều, không chỉ là phát thanh viên mà cả giáo viên, bán hàng, dẫn chương trình, diễn giả,… Những nhân vật này bị viêm thanh quản thường được gọi là bệnh nghề nghiệp; Những người suốt ngày hút thuốc lá, khói thuốc quyện với dịch nhầy tạo ra một lớp keo màu bồ hóng dính vào khí quản và thanh quản nên thường ho và viêm thanh quản, khạc đờm thường xuyên; Còn đối với người nghiện rượu bia thì cũng khó thoát khỏi căn bệnh này; Viêm thanh quản cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, thời tiết chuyển mùa. Một bệnh lý ít gặp nhưng cũng cần phải kể ra là viêm thanh quản do nấm. Vi nấm phát triển ở thanh quản tạo ra một lớp màng giả, phù nề thanh quản kéo dài.
Ảnh minh họa.
Triệu chứng khó chịu nhất của viêm thanh quản là khản tiếng, mất tiếng. Bình thường, giọng nói của chúng ta trong trẻo, âm sắc rõ ràng, nay sau ít cơn ho thì tiếng mất âm sắc, thấy rè rè, nói khó. Nặng hơn là thều thào, yếu ớt, đứt quãng, hơi thở yếu không đủ rung dây thanh âm được gọi là mất tiếng. Nói cứng nghe có cảm giác người nói phải “rặn” ra từng tiếng thường gặp trong ung thư thanh quản. Nói âm đôi thường do viêm thanh quản hoặc mổ tuyến giáp chạm vào dây thanh, một bên dây thần kinh quặt ngược bị liệt. Khản tiếng lâu ngày không khỏi thường gặp trong lao thanh quản, viêm thanh quản do nấm.
Nếu bị viêm thanh quản kéo dài, dùng nhiều loại kháng sinh không đỡ thì tốt nhất nên đến khám ở bệnh viện Tai mũi họng. Các bác sĩ sẽ soi thanh quản, dùng tăm bông vô trùng lấy dịch, cấy tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ mới mong tìm được nguyên nhân gây bệnh. Đôi khi đó là một trường hợp lao thanh quản. Nếu bệnh nhân vừa khản tiếng, vừa cảm thấy nuốt vướng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược cũng cần soi thanh quản, vì có thể là do khối u. Song song với đó, bệnh nhân cần giữ ấm vùng mũi, họng, ngực, mặc ấm, cần tránh để thanh quản phải làm việc quá sức. Nếu bị viêm mũi, viêm xoang, viêm nướu răng cần chữa sớm để tránh vi khuẩn di cư sang họng và tấn công thanh quản. Với giáo viên, ca sĩ là những người sử dụng giọng nói liên tục, cần uống nước đủ, cách 15 phút nhấp giọng một lần để làm ẩm thanh quản. Những người thuyết trình hoặc giảng bài cả giờ đồng hồ, họng khô, dây thanh âm bị kéo căng tối đa sẽ dễ làm cho tiếng nói bị trục trặc, sinh bệnh. Nếu viêm họng kèm sốt, ho, khản tiếng cần đến với chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị sớm. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay - Trưởng bộ môn bệnh học Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM trao đổi trong hội thảo về các phương pháp điều trị viêm thanh quản thì người mắc bệnh này hoàn toàn có thể sử dụng Tiêu Khiết Thanh hàng ngày để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa và ngăn bệnh tái phát, nhất là ở những người làm nghề thường xuyên phải sử dụng giọng nói. Sản phẩm có thành phần thảo dược nên không gây tác dụng phụ tới sức khỏe người bệnh.
Truy cập: https://khantieng.co để biết thêm thông tin.
Trần Phương Linh