Trước đây, bệnh viêm thanh quản thường phát sinh vào mùa thu, mùa xuân khi thời tiết thay đổi nhưng trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay thì bất cứ mùa nào chúng ta cũng dễ dàng bị bệnh.

Viêm thanh quản là tình trạng viêm cấp hay mạn tính lớp niêm mạc thanh quản. Theo GS.TS Trần Hữu Tuân - Nguyên Viện phó Viện Tai Mũi Họng Trung ương, hai nguyên nhân chính gây viêm thanh quản là bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường. Bệnh thường xảy ra ở những người hay phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, cổ động viên, MC, ca sĩ… Khi chúng ta phải nói to, nói nhiều, nói liên tục sẽ làm dây thanh kích ứng quá mức và bị tổn thương. Bên cạnh đó, những người phải làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, virus sẽ khiến dây thanh bị nhiễm khuẩn.

tiêu khiết thanh - khản tiếng (Ảnh minh họa)
 Cây rẻ quạt (Ảnh minh họa).

Các triệu chứng của viêm thanh quản thường là: sốt 38-38,5 độ, chảy nước mũi và cảm thấy trong họng nóng, như có dị vật vướng trong cổ, ho khan, có cảm giác ngứa, rát, giọng bị khan dần, khản đặc, có khi mất tiếng, sau vài ba ngày từ ho khan chuyển sang có đờm lẫn mủ, người mệt mỏi.

GS.TS Ngô Ngọc Liễn - Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội cho biết trên lâm sàng thường chia thành viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản cấp tính gồm viêm thanh quản cấp thông thường, viêm thanh quản hạ thanh môn (thường gặp ở trẻ em), viêm thanh thiệt (ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ em), viêm thanh quản bạch hầu (thường gặp ở trẻ nhỏ). Trong đó viêm thanh quản hạ thanh môn phải coi là cấp cứu khẩn trương vì khó thở nặng, tăng nhanh. Viêm thanh thiệt cũng là một cấp cứu, nhất là ở trẻ nhỏ. Viêm thanh quản mạn tính gồm có viêm thanh quản mạn tính đặc hiệu (do lao, giang mai thanh quản, nấm thanh quản, do trào ngược dạ dày, thực quản) và viêm thanh quản mạn không đặc hiệu.

GS.TS Trần Hữu Tuân khuyến cáo, để phòng viêm thanh quản trước hết cần hạn chế nói to, nói dài để dây thanh âm nghỉ ngơi. Hàng ngày cần vệ sinh tốt răng, miệng, súc họng bằng nước muối hay các thuốc súc họng có bán sẵn. Khi thay đổi thời tiết ẩm, lạnh cần giữ ấm cổ, mũi thở thông. Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Khi đi đường, làm việc trong môi trường bụi nên đeo khẩu trang. Cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự thâm nhập của virus, vi khuẩn. Nếu bị viêm thanh quản cấp, có thể dùng kháng sinh toàn thân, giảm viêm, giảm phù nề, giữ ấm, chườm nóng vùng cổ, kiêng nói hoàn toàn trong 3 ngày. Với viêm thanh quản mạn tính có liên quan với các chứng bệnh khác như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hút thuốc lá hoặc uống rượu, cần điều trị bệnh nguyên nhân.

Nếu bị đau họng, khản tiếng trên 3 tuần không khỏi, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám và có phương pháp điều trị triệt để, tránh trường hợp bệnh chuyển sang mạn tính, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Khi bị viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, bệnh nhân có thể  uống 4 đến 6 viên Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày để chống xuất tiết, chống viêm, giữ cho thanh quản và tiếng nói được tốt. Đây là thực phẩm chức năng với thành phần 100% thảo dược như: Rẻ quạt có tác dụng bảo vệ tránh tổn thương trên dây thanh âm, kháng lại vi sinh xâm nhập (vi khuẩn, virus…), làm lành vết thương, giúp long đờm, giảm viêm họng, giảm sốt và khản tiếng; Bán biên liên giúp giải độc, giảm sưng đau; Bồ công anh, Sói rừng giúp thanh nhiệt, giảm nóng họng. Với những thành phần này, Tiêu Khiết Thanh có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, giảm triệu chứng sốt, đau họng, nóng họng, long đờm, và hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng, đặc biệt có thể sử dụng lâu dài mà không có tác dụng phụ.

 Nguyễn Hoàng