Những thói quen như: hút thuốc lá, nghiện rượu bia, sở thích uống nước quá lạnh, hát hò, cổ vũ bóng đá thâu đêm… là các nguyên nhân có thể dẫn đến khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản. Để tìm lại được sự trong sáng của giọng nói, người bệnh cần hạn chế những thói quen kể trên.

Ảnh minh họa

Là một người nghiện thuốc lá nhiều năm nay, anh Nguyễn Việt Dũng (Hai Bà Trưng- Hà Nội) thường xuyên thấy hơi thở yếu, răng và đầu ngón tay ám khói vàng, giọng nói khàn đặc… Hút thuốc lá đã làm giọng nói của anh Dũng không còn trong trẻo và gây khó khăn trong việc giao tiếp hàng ngày.

Thực tế, khản tiếng, mất tiếng hay xảy ra ở những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người dẫn chương trình, người bán hàng, diễn giả, những người làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, virus, vi khuẩn, nhiễm cúm. Đặc biệt, những người có thói quen hút thuốc lá nhiều, uống rượu bia thường xuyên cũng rất dễ bị khản tiếng, mất tiếng. Ở các trường hợp này, dây thanh âm bị kích ứng quá mức và tổn thương, viêm nhiễm. Khi nội soi thanh quản, có thể thấy những tổn thương tại chỗ như viêm mạn tính (dây thanh dày và cứng, rung động kém), hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh… Các sự cố về giọng nói gây cho bệnh nhân nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống, thậm chí có người phải nghỉ việc, bỏ nghề mình yêu thích. Đặc biệt, viêm thanh quản cấp không chữa dứt điểm có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.

GS.TS Trần Hữu Tuân, nguyên Viện phó Viện Tai Mũi Họng TƯ khuyến cáo, khi đã bị khản tiếng, mất tiếng, bệnh nhân cần đến chuyên khoa Tai Mũi Họng khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế uống rượu bia, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế các chất chua cay, nghỉ nói, giữ ấm cổ… Đặc biệt, nếu bị viêm thanh quản mạn tính thì cần bỏ hẳn thuốc lá để tránh ung thư thanh quản.

Để điều trị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân nhóm thuốc chống viêm corticoid (dexamethasone), kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm Natri, kết hợp tránh nói to, không uống nước lạnh, tránh khói thuốc và hóa chất, đề phòng khô họng, bỏ rượu bia… Tuy nhiên, các thuốc điều trị nhóm kháng sinh, chống viêm thường gây ra tác dụng phụ như: loét dạ dày, tá tràng, teo cơ, loãng xương, kháng thuốc… và chủ yếu chỉ giảm được triệu chứng bệnh, vì thế khản tiếng, mất tiếng rất dễ tái phát.

Trước vấn đề khó khăn trong thực tế điều trị, dự phòng tái phát đối với khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài, trong đó Tiêu Khiết Thanh là sản phẩm nổi bật. Tiêu Khiết Thanh có tác dụng bảo vệ tổn thương trên dây thanh, kháng lại vi khuẩn xâm nhập, làm lành vết thương, giúp long đờm, giảm viêm họng, giảm sốt… từ đó đẩy lùi, hỗ trợ kiểm soát khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, giúp bệnh nhân lấy lại sự trong sáng của giọng nói.

Sử dụng Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, kết hợp lối sống lành mạnh, tránh các thói quen dễ gây tổn thương thanh quản như: uống rượu bia, hút thuốc lá … sẽ giúp bệnh nhân sớm lấy lại giọng nói trong sáng của mình.

Nguyễn Hằng