Không chỉ khi thời tiết trở lạnh hay lúc giao mùa mà ngay cả ngày hè nóng nực cũng là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân viêm thanh quản do thường xuyên phải làm việc trong môi trường điều hòa.

Ảnh minh họa

Môi trường lạnh và không khí khô là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm thanh quản. Các chuyên gia về hô hấp đã chỉ ra rằng, qua quá trình hô hấp và hít thở hàng ngày, trong khoang miệng của chúng ta có chứa rất nhiều các vi khuẩn. Ở điều kiện tự nhiên và nhiệt độ bình thường cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao, các vi khuẩn này rất khó sinh sôi và gây bệnh. Nhưng khi thay đổi môi trường đột ngột, nhất là môi trường khô và lạnh, sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn gây bệnh theo đó sinh sôi không ngừng, dẫn tới viêm nhiễm họng cũng như đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm thanh quản.

Triệu chứng chính để chẩn đoán viêm thanh quản là khàn tiếng hoặc mất tiếng đột ngột. Ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt nhẹ; sau đó đau họng, có thể có ho, giọng nói bị khàn, thậm chí mất tiếng. Viêm thanh quản cấp thường diễn biến trong vòng 5-7 ngày. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí gặp những biến chứng như hạt xơ thanh quản, polyp dây thanh...  

Để đề phòng viêm thanh quản, nếu mùa lạnh bệnh nhân cần mặc đủ ấm, đặc biệt, giữ ấm vùng mũi, họng, ngực. Trong mùa hè không nên lạm dụng điều hoà, tránh bật nhiệt độ quá thấp, nên thường xuyên mở cửa sổ để giúp lưu thông không khí. Tránh uống nước quá lạnh, hạn chế uống rượu bia, ăn các gia vị kích thích như tiêu, ớt,… tránh những nơi ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại.

Với những người bị viêm thanh quản mạn tính, đặc biệt khi bệnh gây khàn tiếng, mất tiếng thì có thể dùng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thảo dược, dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản, ví dụ điển hình là Tiêu Khiết Thanh. Các thành phần của Tiêu Khiết Thanh có tác dụng tốt trong việc giảm triệu chứng viêm thanh quản như sốt, đau họng, nóng họng, khàn tiếng, mất tiếng. Chị Nguyễn Trân Huyền (phố Đội Cấn, Hà Nội) bị hạt xơ thanh quản gây khàn tiếng, mất tiếng đã nhiều năm. Nguyên nhân có thể do chị thường xuyên phải nói nhiều và ngồi điều hòa liên tục. Chị đã phẫu thuật nội soi bóc tách hạt xơ thanh quản, kết hợp dùng nhiều loại thuốc, bệnh có đỡ hơn nhưng giọng nói vẫn bị khàn. Một lần chị được người quen khuyên uống Tiêu Khiết Thanh, nghe lời khuyên, chị đã mua ngay về dùng. “Sau 3 tháng uống Tiêu Khiết Thanh, tôi đã thấy giảm dần khàn tiếng rồi giọng nói của tôi trở lại trong trẻo như bình thường. Bây giờ, kể cả ngồi điều hòa bệnh của tôi cũng không bị tái phát” – Chị Huyền chia sẻ.

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, bệnh nhân cần uống Tiêu Khiết Thanh thường xuyên. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chăm chỉ tập luyện để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, uống nước ấm sẽ giúp làm sạch cổ họng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Lê Mai