“Là giáo viên, việc khản tiếng, thậm chí mất tiếng xảy ra với tôi như cơm bữa, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nhiều khi lên lớp, giọng nói của tôi khản đặc khiến học sinh nghe rất khó khăn, không chỉ vậy, tôi còn cảm thấy rất mệt” – đó là tâm sự của một giáo viên dạy văn tại Hà Nội. Trên thưc tế, khản tiếng, mất tiếng thường được coi là “bệnh vặt” nhưng nó lại là nỗi lo của những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói nhiều.

Thanh quản là nơi dễ bị tổn thương khi nghề nghiệp đòi hỏi phải nói nhiều, nói to khiến các sợi dây li ti của cơ đứt tạo thành các hạt sùi ở dây thanh hoặc các chất dịch tiết do viêm mũi, viêm xoang... chảy xuống họng, bám vào dây thanh gây viêm, sùi. Thanh quản gồm có 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói, vì vậy mọi hiện tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc. Viêm thanh quản là nguyên nhân chủ yếu, nhiều khi là duy nhất gây nên hiện tượng khản tiếng, mất tiếng.

Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh nhân khỏi bệnh sau 5-10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, viêm nhiễm có thể gây nhiều biến chứng. Biểu hiện của bệnh là khản tiếng ngày càng tăng và dẫn đến phát âm khó khăn, khản đặc, mất tiếng, khó thở tăng dần kèm theo ho kích thích, ho ra đờm có mùi hôi. Đến giai đoạn muộn thì xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Những người làm nghề hay phải nói to, nói nhiều như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên… thường dễ bị viêm thanh quản nhất. Bệnh  không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ. Bởi vậy, điều trị và phòng tái phát viêm thanh quản là việc rất cần thiết.

Để hết khản tiếng, trước tiên cần cho thanh quản nghỉ ngơi, tránh nói to, nói nhiều; xông hơi, uống nước nóng pha chanh hoặc mật. Khi bị viêm thanh quản cấp hay mạn tính, cần ngưng hút thuốc và uống rượu. Cần giữ ấm cổ ngay cả khi thời tiết không lạnh. Đối với giáo viên, là người thường xuyên phải nói nhiều thì nên cho thanh quản nghỉ ngơi tối đa khi không lên lớp. Trong giờ giảng nên dùng các công cụ hỗ trợ như micro, loa, nhấp giọng bằng nước ấm thường xuyên sẽ giúp thanh quản không bị khô.

Bên cạnh đó, hiện nay tại các nhà thuốc đã xuất hiện các sản phẩm nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, trong đó sản phẩm đi tiên phong là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này được bào chế từ các dược liệu có tác dụng giảm triệu chứng sốt, đau họng, nóng họng, long đờm, rất hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản. Sử dụng Tiêu Khiết Thanh theo từng đợt liên tục từ 3 đến 6 tháng sẽ giúp bệnh nhân giữ gìn sự trong sáng của giọng nói, đặc biệt đối với những người làm nghề phải nói nhiều như giáo viên.

Để bảo vệ giọng nói, bên cạnh dùng Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân nên có những bài tập phát âm, tránh sử dụng giọng nói quá mức, đồng thời nên vệ sinh họng miệng thường xuyên.

Hà Thủy

Uy tín của Tiêu Khiết Thanh đã được khẳng định:  

1. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị viêm thanh quản giới thiệu sử dụng Tiêu Khiết Thanh tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tháng 5/2010 với sự tham gia của GS.TS Ngô Ngọc Liễn- Nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, TS Trần Quốc Bình – GĐ bệnh viện YHCT TƯ và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội.

2. Hội thảo phương pháp điều trị viêm thanh quản bàn luận về việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM tổ chức tháng 5/2010 với sự tham dự của GS.TS Nguyễn Hữu Khôi - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, BS Huỳnh Khắc Cường-Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM.