Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản, trong đó, nguyên nhân phổ biến là do môi trường ô nhiễm.
Ảnh minh họa
Tại hội thảo khoa học “Thông tin cập nhật về điều trị viêm thanh quản” vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia cho biết: Trước đây, bệnh viêm thanh quản thường phát sinh vào mùa thu, mùa xuân khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay thì bất cứ mùa nào cũng dễ dàng bị viêm thanh quản. Mỗi ngày, một người phải hít 10.000 vi sinh vật. Con số này sẽ không dừng lại ở đó khi môi trường ngày càng bị tàn phá. Thế nên, ngoài yếu tố bệnh nghề nghiệp (những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói như ca sĩ, giáo viên, người bán hàng…) thì môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc gia tăng bệnh viêm thanh quản.
Khi viêm thanh quản khởi phát, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói của bệnh nhân bị khàn, đôi khi khàn đặc, dẫn tới mất tiếng. Nếu không được điều trị triệt để, viêm thanh quản tái phát nhiều lần và trở thành mạn tính.
Khi bị viêm thanh quản, bệnh nhân cần kiêng nói, tránh tắm lạnh, cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi. Đặc biệt, không hút thuốc lá, không uống rượu và các gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu... Cần chú ý giữ ấm mũi họng, cổ ngực, tránh gió lùa. Bên cạnh đó, để đề phòng căn bệnh này mỗi người hãy tự bảo vệ mình trước thực trạng môi trường ô nhiễm hiện nay (đeo khẩu trang mỗi khi ra đường là cách phòng tránh hiệu quả).
Hiện nay, để điều trị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân nhóm thuốc chống viêm corticoid (dexamethasone), kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm Natri… Tuy nhiên, các phương pháp trên chủ yếu chỉ giảm được triệu chứng bệnh, vì thế khản tiếng, mất tiếng thường rất dễ tái phát. Đồng thời, bệnh nhân nên lưu ý các thuốc trên sử dụng thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, phù, tăng huyết áp... Nếu viêm thanh quản lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến hạt xơ dây thanh, pôlip dây thanh, lúc đó người bệnh nhiều khả năng sẽ phải điều trị bằng phẫu thuật.
Xu hướng mới đang được bệnh nhân lựa chọn hiện nay là sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, sản phẩm tiêu biểu cho xu hướng đó là Tiêu Khiết Thanh. Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, giảm triệu chứng sốt, đau họng, long đờm và đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng.
Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, bệnh nhân cần uống Tiêu Khiết Thanh thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều vi rút, vi khuẩn. Nếu làm việc trong môi trường độc hại, cần phải dùng dụng cụ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang.
Lê Dũng