Những đợt rét đậm, đột ngột (khi gió mùa đông bắc về) là điều kiện thuận lợi để viêm thanh quản xuất hiện. Người hay mắc là trẻ nhỏ, người già (do cơ thể yếu, kém thích ứng) và những người phải nói nhiều hoặc ở lâu ngoài trời do yêu cầu nghề nghiệp.
Thanh quản có chức năng phát âm, gồm một hệ thống cơ của các dây thanh âm, các mảnh sụn khớp với nhau tạo thành một số xoang có tác dụng cộng hưởng âm thanh. Phía trên các dây thanh âm là nắp thanh môn, phía dưới là thanh hầu. Phủ lên tất cả hệ thống này là những tuyến nhày.
Viêm thanh quản thường xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi - xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khản tiếng hay mất tiếng đột ngột. Ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt; sau đó đau họng, cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khản, đây cũng là triệu chứng rõ ràng nhất của viêm thanh quản, khi đó giọng nói trở nên có âm sắc của vòm hầu hay không thể nghe được, gọi là mất tiếng. Khản tiếng thường đi kèm với cảm giác ngứa, đau họng hay thậm chí ho khan nhẹ. Bệnh tiến triển trong vài ngày đến một tuần lễ, ho khan sẽ chuyển dần sang có đờm. Viêm thanh quản cấp không điều trị triệt để sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Ảnh minh họa.
Để điều trị viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân các thuốc như: nhóm chống viêm corticoid, kháng sinh, nhóm dung dịch chứa muối kiềm natri... Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý các nhóm thuốc kháng sinh, corticoid khi sử dụng lâu dài có thể gặp một số tác dụng phụ. Bệnh nhân cũng có thể chữa trị tại nhà bằng một số liệu pháp khác giúp thanh quản nghỉ ngơi như: xông hơi, uống nước nóng pha chanh hay mật ong; tạo ra nguồn hơi nước có hương thơm trong phòng (ví dụ nồi nước đun với lá bạch đàn, hương nhu, sả hay với tinh dầu thông). Tuy nhiên, công việc này cũng tốn không ít thời gian để chuẩn bị và không phải lúc nào cũng làm được.
Ngày nay, để thuận tiện cho quá trình sử dụng và không lo về tác dụng phụ, bệnh nhân bị viêm thanh quản còn có xu hướng dùng các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ. Dẫn đầu trong số đó và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Thành phần chính của sản phẩm này là rẻ quạt có tác dụng hỗ trợ các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng, kết hợp với những dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng... nên Tiêu Khiết Thanh đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, đặc biệt vào mùa lạnh mà không gây tác dụng phụ.
Bên cạnh việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân cũng cần chủ động tự bảo vệ thanh quản của mình bằng cách giữ ấm cổ khi ra ngoài trong mùa lạnh, tránh nói to, nói nhiều khi không cần thiết để duy trì giọng nói trong sáng.
Ngọc Minh
Để biết thêm thông tin về khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, xin mời truy cập trang web: khantieng.co