Khản tiếng phản ánh tình trạng tổn thương ở thanh quản, từ sung huyết, viêm nhiễm thông thường hoặc viêm thanh quản (VTQ) mạn tính. Tuy nhiên, nếu khản tiếng kéo dài, bạn có thể đã mắc một số bệnh nguy hiểm về thanh quản và cần được bác sĩ khám, điều trị kịp thời.

Ảnh minh họa

Bình thường, hai dây thanh trong thanh quản đóng mở trơn tru tạo cho cơ thể mỗi con người có tiếng nói trong trẻo. Nếu có chút đờm bám vào một dây thanh, hoặc dây thanh bị sưng, viêm, phù nề... tiếng sẽ bị rè, khản. Khi bị khản tiếng, có thể nghĩ đến một số bệnh như:

- VTQ cấp: Triệu chứng đầu tiên của một đợt VTQ cấp thường là nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó đau họng, có cảm giác nóng khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khản, có đờm trong cổ họng, thậm chí mất tiếng. VTQ cấp cần điều trị triệt để, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

- VTQ mạn: Bệnh xuất hiện khi thanh quản bị kích ứng lâu dài do sử dụng giọng nói nhiều (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên...), do nghiện rượu, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hoặc VTQ cấp tái phát nhiều lần.

 - Hạt xơ dây thanh: Triệu chứng thường gặp của hạt xơ dây thanh là khản tiếng do hai dây thanh khép không kín, rung không đều,... Khản tiếng tăng nặng khi người bệnh bị cảm lạnh hay sau mỗi lần la hét, nói nhiều,... Hạt xơ dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh, gây khản tiếng, tạo khe hở thanh môn, làm cho hơi bị thoát nhiều ra ngoài, nói rất chóng mệt.

  Ung thư dây thanh: Thường gặp ở người người nghiện rượu và thuốc lá lâu năm hay người bị VTQ mạn tính trong thời gian dài.

Việc điều trị khản tiếng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu VTQ cấp, bệnh nhân cần dùng các thuốc giảm ho, giảm xuất tiết, phù nề và kháng sinh (nếu cần thiết); đồng thời, tăng thể lực, nghỉ ngơi, kiêng nói, bệnh có thể khỏi trong vòng 1-2 tuần. Cần điều trị triệt để, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Nếu khản tiếng kéo dài quá 3 tuần thì có thể nguy hiểm, cần đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng khám để phát hiện nguyên nhân.

Hiện nay, để hỗ trợ và phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng do VTQ, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thảo dược, dùng được lâu dài, không gây tác dụng phụ. Điển hình trong số đó và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… nên sản phẩm này có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng do VTQ, hạt xơ dây thanh...

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, người bệnh nên tránh các tác nhân như: hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, tiếp xúc với môi trường tiếng ồn, ô nhiễm... để đạt được kết quả cao nhất trong điều trị khản tiếng, mất tiếng do VTQ.

 Để biết thêm thông tin về khản tiếng, mất tiếng do VTQ, xin mời truy cập trang web: www.khantieng.co.

 Phương Thanh