Sau khi hò hét to, nói lâu, nói nhiều hoặc làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm… chúng ta rất dễ bị viêm thanh quản. Ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt sau đó đau họng, cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khản đặc, thậm chí mất tiếng. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ lan xuống gây viêm khí - phế quản.
Ảnh minh họa.
Theo GS.TS Trần Hữu Tuân – nguyên Viện phó Viện Tai mũi họng Trung ương, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản như: phát âm quá mức do đặc thù nghề nghiệp ở những người sử dụng tiếng nói làm công cụ lao động (người bán hàng, phát thanh viên, ca sĩ, giáo viên…) phải nói nhiều, nói liên tục, nói to nhất là khi sử dụng giọng, cách nói không đúng, không có kế hoạch nghỉ ngơi tốt; do viêm, nhiễm virut, vi khuẩn trong viêm mũi, viêm họng, đặc biệt khi bị lạnh, ẩm, thay đổi thời tiết đột ngột, có các ổ viêm mạn như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng …. rất dễ lan xuống gây viêm thanh quản; do kích thích ở những người nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, tiếp xúc hóa chất, ăn uống quá lạnh, quá nóng; có các tổn thương thực thể như các u lành dây thanh, hạt xơ dây thanh, u nang, pôlip dây thanh, bệnh nhược cơ hay tuyến giáp gây bán liệt, liệt nhẹ thanh quản.
GS.TS Ngô Ngọc Liễn – Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hà Nội cho biết, nói hay phát âm là do sự rung động của niêm mạc dây thanh với áp lực luồng khí từ phổi đi lên tạo ra, niêm mạc phủ trên dây thanh rất tinh tế, mỏng mảnh, khi có biến đổi sẽ làm thay đổi âm sắc gây nói khản. Hai dây thanh đóng, mở, căng, trùng cơ dây thanh, các cơ này nhỏ, mảnh, khi phải hoạt động nhiều, liên tục bị mệt mỏi cũng làm ảnh hưởng đến tiếng nói.
Hiện nay, để điều trị viêm thanh quản và giảm các triệu chứng của bệnh, nhân dân ta thường sử dụng chanh tươi thái lát mỏng, nghệ tươi, đường phèn hấp cách thuỷ ngậm nhiều lần trong ngày. Dùng một số thảo dược như húng chanh, mật ong, quất, gừng, tía tô, ngải cứu, bạc hà... cũng cho kết quả tốt. Bên cạnh đó, có thể dùng kháng sinh phòng bội nhiễm nhóm B lac-tam, như: amoxilin, taxetil dạng viêm hoặc siro với liều theo cân nặng. Nếu dị ứng với nhóm kháng sinh này thì có thay thế bằng kháng sinh nhóm macrolid, như davercine... Trong một số trường hợp, bác sỹ cũng có thể cho dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề bằng liệu pháp corticoid (hít): Solumedrol hoặc Depersolone hoặc Corticoid đường uống, Chymotrypsine Choay dạng viên nén ngậm dưới lưỡi hoặc uống phối hợp với các thuốc giảm ho, kháng Histamin uống. Thuốc ngậm tại chỗ cũng rất hữu ích trong viêm thanh quản, tuy nhiên thuốc sử dụng, liều dùng cũng như thời gian sử dụng phải theo chỉ định của thầy thuốc, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Để giữ gìn được giọng nói trong, rõ ràng, người bệnh cần: Sử dụng tiếng nói hợp lý, đúng mức, chủ yếu nói đúng giọng, không quát, thét, không nói quá to, không nói liên tục, nhất là khi đã mệt mỏi. Có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, đặc biệt là sau giờ làm việc; Cần điều trị sớm các viêm đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng, viêm mũi xoang vì dễ đưa tới viêm thanh quản, nhất là khi phải nói nhiều; vệ sinh mũi, họng, miệng tốt hàng ngày. Cũng theo GS.TS Ngô Ngọc Liễn, bệnh nhân nên sử dụng viên Tiêu Khiết Thanh có bán sẵn ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên. Sản phẩm này có thành phần là các thảo mộc chống viêm, tiêu đờm, giữ cho giọng được trong và khỏe, uống lâu dài không gây hại gì. Đây có thể coi là biện pháp hữu hiệu để phòng, hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tái phát viêm thanh quản và các triệu chứng như khản tiếng, mất tiếng.
Khi đã bị khản tiếng, mất tiếng, cho dù là do viêm thanh quản cấp hay mạn tính, bệnh nhân cần đến chuyên khoa Tai Mũi Họng khám xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, cần hạn chế uống bia, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị viêm thanh quản mạn tính đã lâu thì việc cai thuốc lá là hết sức quan trọng và cần thiết, càng sớm càng tốt.
Thanh Tú
Uy tín của Tiêu Khiết Thanh đã được khẳng định: 1. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị viêm thanh quản giới thiệu sử dụng Tiêu Khiết Thanh tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tháng 5/2010 với sự tham gia của GS.TS Ngô Ngọc Liễn- Nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội, TS Trần Quốc Bình – GĐ bệnh viện YHCT TƯ và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội. 2. Hội thảo phương pháp điều trị viêm thanh quản bàn luận về việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM tổ chức tháng 5/2010 với sự tham dự của GS.TS Nguyễn Hữu Khôi - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, BS Huỳnh Khắc Cường-Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM. |