Giáo viên, ca sĩ, diễn giả, phát thanh viên, người dẫn chương trình,… đều là những công việc đòi hỏi phải nói liên tục. Khi bị khản tiếng, người bệnh sẽ gặp không ít phiền toái trong công việc và giao tiếp với mọi người xung quanh.

Giao tiếp là điều không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đối với những người mà giọng nói là công cụ chính trong nghề nghiệp của họ thì bất kỳ ảnh hưởng nào tới việc phát âm đều gây tác động xấu tới công việc và chất lượng sống. Giọng nói của con người phụ thuộc vào thanh quản, đường dẫn khí tương ứng với phần trên và phần giữa của cổ. Âm thanh được tạo ra khi luồng không khí đi từ phổi lên, tạo sự rung động vào hai dây thanh trong thanh quản để tạo nên lời nói. Do đó, khi dây thanh bị kích ứng hoặc tổn thương do hoạt động quá mức, giọng nói bị ảnh hưởng gây khản tiếng hoặc nặng hơn là mất tiếng.

 tiêu khiết thanh - khản tiếng (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa.

Với những người có công việc thường xuyên phải nói, tình trạng khản tiếng là không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, do không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên rất nhiều người đã chủ quan và không điều trị sớm, dẫn tới những trường hợp biến chứng nguy hiểm như: bệnh viêm thanh quản cấp, viêm thanh quản mạn tính, hạt xơ dây thanh quản, polyp dây thanh hay ung thư dây thanh. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng làm trầm trọng các bệnh liên quan tới thanh quản, đặc biệt vào mùa lạnh là thời điểm thuận lợi mà khản tiếng gây rắc rối cho người bệnh. Một số thói quen xấu như sử dụng rượu, bia, hút thuốc, uống nước đá… cũng khiến khản tiếng dễ xuất hiện.

Trong điều trị khản tiếng, bác sĩ thường dùng nhóm thuốc chống viêm corticoid, dung dịch chứa muối kiềm natri. Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu chỉ giảm được triệu chứng, gây nhiều tác dụng phụ, bệnh thường dễ tái phát. Khi những giải pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu bệnh nhân bị viêm thanh quản dẫn tới u nang dây thanh, polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh...

Hiện nay, xu hướng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng nhóm sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, đặc biệt là được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học. Điển hình cho xu hướng này là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm; kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,…giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng sốt, đau họng, nóng họng, long đờm, đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị khản tiếng, mất tiếng, ngăn chặn bệnh tái phát, mang lại giọng nói trong trẻo cho người bệnh.

Bên cạnh việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân viêm thanh quản cần hạn chế nói nhiều, tránh tắm lạnh, uống đồ lạnh, chú trọng bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi, bỏ hút thuốc lá, giảm uống rượu bia,… để giọng nói trong sáng được duy trì.

Tường Vy

Để biết thêm thông tin về khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, xin mời truy cập trang web: https://khantieng.co