Mất tiếng (Đông y gọi là thất âm) là triệu chứng thường gặp đi kèm với các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh nhân thấy tiếng nói thều thào khó nghe có khi mất tiếng không nói được nữa. Còn khản tiếng thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi cũng kéo dài dẫn đến mất tiếng nếu không chú ý điều trị lúc khàn tiếng. Nguyên nhân chính của khản tiếng, mất tiếng là do viêm thanh quản.
Ảnh minh họa.
Viêm thanh quản (Laryngitis) là tình trạng viêm cấp hay mạn tính lớp niêm mạc thanh quản. Viêm thanh quản có thể do vi trùng, siêu vi hoặc do nấm, do làm nghề hay phải nói lâu, nói nhiều, nói to (MC, ca sĩ, phát thanh viên, giáo viên,…) cũng có thể do viêm từ họng lan xuống hoặc từ đường hô hấp dưới lan lên.
TS. Võ Thanh Quang, Bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương cho biết, trên lâm sàng người ta thường chia thành viêm thanh quản cấp và mạn tính. Viêm thanh quản cấp gồm viêm thanh quản cấp thông thường, viêm thanh quản hạ thanh môn (thường gặp ở trẻ em), viêm thanh thiệt (ở mọi lứa tuổi, hay gặp ở trẻ em), viêm thanh quản bạch hầu (thường gặp ở trẻ nhỏ). Trong đó viêm thanh quản hạ thanh môn phải coi là cấp cứu khẩn trương vì khó thở nặng, tăng nhanh. Viêm thanh thiệt cũng là một cấp cứu, nhất là ở trẻ nhỏ.
Viêm thanh quản mạn tính gồm có viêm thanh quản mạn tính đặc hiệu (viêm thanh quản do lao, giang mai thanh quản, nấm thanh quản, do trào ngược dạ dày, thực quản) và viêm thanh quản mạn không đặc hiệu. Về tây y, người ta thường điều trị viêm thanh quản bằng kháng sinh (dạng tiêm, uống hoặc khí dung), cũng có thể dùng các thuốc có tinh dầu để co mạch và giảm xuất tiết. Vì viêm thanh quản hay tái đi tái lại, việc sử dụng thuốc kháng viêm thường xuyên không tốt cho sức khỏe, vì thế nhiều người đang có xu hướng chữa trị theo đông y.
TS.BSCKII. Trần Quốc Bình, Gíam đốc bệnh viện YHCT TƯ cho biết, theo lý luận đông y thì phế (phổi) là cửa ngõ của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Do đó bệnh thất âm (mất tiếng) có quan hệ mật thiết với phế (phổi) và thận, từ đó người ta tìm ra cách để trị tận gốc căn bệnh này theo cách chia ra hai nhóm viêm thanh quản chính để điều trị:
+ Thực chứng do phong hàn loạn phế, phong nhiệt phạm phế, đàm nhiệt nhiễu phế.
+ Hư chứng do phế thận âm hư, phế tỳ khí hư, huyết ứ đàm ngưng.
Mỗi loại viêm thanh quản được điều trị bằng các thuốc đông y khác nhau. Ngày nay, để tiện trong sử dụng người ta thường dùng Tiêu Khiết Thanh- một sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp giảm được triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp và mãn. Trong Tiêu Khiết Thanh có các vị thuốc như bán biên liên (Lobelia chinensis) có vị cay, tính bình, có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc. Thường được dùng trị xơ gan cổ trướng, huyết hấp trùng, cổ họng sưng đau. Rẻ quạt (Belamcanda chinensis) còn được gọi là xạ can, có vị đắng, tính mát, quy vào hai kinh: phế và can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Thân rễ rẻ quạt có tác dụng mạnh trên các chủng vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà... được coi là một vị thuốc quý chữa các bệnh về họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng, còn được dùng chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, làm thuốc lọc máu. Bồ công anh (Taraxacum officinale) có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết. Tác dụng dược lý chính của nó là trên hệ thần kinh trung ương, an thần... Trong dân gian, bồ công anh được dùng làm thuốc tiêu độc chữa mụn nhọt, điều trị nóng trong. Sói rừng (Sarcandra glabra) thường dùng rễ ngâm rượu uống chữa đau tức ngực, lá giã đắp chữa rắn cắn và sắc uống trị ho lao. Tiêu Khiết Thanh giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như: viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng; Hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm, đau rát họng, khản tiếng, mất tiếng do thanh quản, làm trong sáng giọng nói.
Thanh Quang
Uy tín của Tiêu Khiết Thanh đã được khẳng định: 1. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị viêm thanh quản giới thiệu sử dụng Tiêu Khiết Thanh tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tháng 5/2010 với sự tham gia của GS.TS Ngô Ngọc Liễn- Nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội, TS Trần Quốc Bình – GĐ bệnh viện YHCT TƯ và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội. 2. Hội thảo phương pháp điều trị viêm thanh quản bàn luận về việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM tổ chức tháng 5/2010 với sự tham dự của GS.TS Nguyễn Hữu Khôi - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, BS Huỳnh Khắc Cường-Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM. |