GS.TS Ngô Ngọc Liễn – Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hà Nội cho biết, bệnh nhân bị khản tiếng lặp đi lặp lại lâu dài sẽ đưa tới mất tiếng, gây ra các tổn thương thực thể ở dây thanh, khi đó sẽ phải điều trị phẫu thuật khá phức tạp và dễ tái phát. Khi bị khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, bệnh nhân cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa Tai mũi họng ngay, vì đây có thể là một dấu hiệu sớm của ung thư thanh quản – bởi nếu phát hiện muộn, người bệnh phải cắt toàn bộ thanh quản và sẽ mất tiếng vĩnh viễn.
Ảnh minh họa.
Thanh quản là cơ quan phát âm và thở, nằm ở trước thanh hầu, từ đốt sống C3 đến C6, nối hầu với khí quản vì vậy nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản. Là cửa ngõ của bộ máy hô hấp nên ít ai tránh được viêm nhiễm. Thanh quản di động ngay dưới da ở vùng cổ trước khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc ngẩng lên. Nó phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao.
GS.TS Trần Hữu Tuân, nguyên Viện phó Viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói được tạo ra khi có luồng không khí từ phổi đi lên. Sự rung động của dây thanh tác động lên cột không khí này tạo nên âm thanh, âm thanh đi qua lưỡi, răng và tạo nên lời nói.
Các rối loạn về giọng xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâu dài của chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khản tiếng hoặc mất tiếng do sự rung động của dây không đều, hoặc hai dây thanh khép không kín khi phát âm. Thủ phạm là những tổn thương tại chỗ như viêm mạn tính, dây thanh rung động kém, do yêu cầu công việc đòi hỏi phải nói nhiều, nói to trong thời gian dài (người dẫn chương trình, giáo viên, phát thanh viên, bán hàng,…) làm dây thanh âm bị kích ứng và tổn thương; hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh... Các biểu hiện khản, mất tiếng cũng có thể do rối loạn chức năng giọng thanh quản ở tuổi dậy thì, hoặc do nhược cơ dây thanh, nhiễm virut, vi khuẩn,...
Hiện nay, để điều trị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, bác sĩ thường dùng cho bệnh nhân thuốc nhóm chống viêm corticoid (dexamethasone), nhóm dung dịch chứa muối kiềm natri, kết hợp tránh nói to, không uống nước lạnh, không ăn các chất cay nóng, tránh khói thuốc, rượu và hóa chất, đề phòng khô họng, … Tuy nhiên, các phương pháp trên chủ yếu chỉ giảm được triệu chứng bệnh, vì thế viêm thanh quản thường rất dễ tái phát.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn – giảng viên chính Đại học Y – Hà Nội, bệnh nhân có thể uống viên Tiêu Khiết Thanh hàng ngày để giảm sưng, tiêu viêm, giải độc, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn tái phát những rối loạn trong phát âm như khản tiếng, mất tiếng. Ngoài ra, những người hay viêm thanh quản cần uống nhiều nước, tránh chất cồn và cà phê. Hãy để cho thanh quản được nghỉ ngơi, không hút thuốc. Không nên hắng giọng nhiều quá bởi sẽ làm các dây thanh quản xô vào nhau. Hạn chế nói hoặc dùng các công cụ hỗ trợ như micrô khi bị khản giọng do cảm lạnh hay viêm nhiễm. Phòng làm việc nên có độ ẩm vừa phải để tránh hiện tượng nuốt khan không tốt cho dây thanh quản.
Hoàng Tùng
|