Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm thanh quản gây cho người bệnh nhiều khó chịu, phiền toái trong cuộc sống cũng như công việc. Bệnh rất hay tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Bởi vậy, khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời và triệt để.
Ảnh minh họa.
Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như: người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng,… dây thanh dễ bị kích ứng quá mức, dẫn đến viêm thanh quản. Bên cạnh đó, khi phải làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu... cũng dễ làm dây thanh âm bị tổn thương, gây viêm thanh quản.
Triệu chứng của viêm thanh quản cấp là nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, khô rát họng sau đó là khản tiếng, có khi mất tiếng, bệnh nhân có cảm giác ngứa rát hoặc kích thích như kim châm ở thanh quản gây ho từng cơn, lúc đầu ho khan, sau có đờm nhầy hoặc mủ. Ngoài ra, khi soi thanh quản thấy niêm mạc sung huyết, dây thanh phù nề, xuất tiết nhầy,… Nếu được điều trị đúng đắn và kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần, sau 7 ngày thì khỏi. Riêng khản tiếng có thể kéo dài thêm vài ngày nữa. Những sự cố về giọng nói gây cho bệnh nhân nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống, thậm chí có người phải nghỉ việc, bỏ nghề mình yêu thích.
Khi bị viêm thanh quản, người bệnh cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, uống nhiều nước trà ấm, kiêng nói, không hút thuốc, kiêng rượu và các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc như: kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm ho, giảm xuất tiết,… Bệnh nhân nên được điều trị triệt để. Nếu để dai dẳng, viêm thanh quản có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, dẫn đến hạt xơ dây thanh, pôlyp dây thanh, khản tiếng, mất tiếng không hồi phục,…
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang có xu hướng dùng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, hạt xơ thanh quản, pôlyp thanh quản,... Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần chính là rẻ quạt giúp chống viêm, tiêu đờm, thanh nhiệt, kết hợp với các dược liệu khác như: sói rừng, bồ công anh, bán biên liên,… Tiêu Khiết Thanh có tác dụng giảm sưng, giảm phù nề, ức chế các loại vi khuẩn, virus. Các bác sĩ thường sử dụng phối hợp Tiêu Khiết Thanh với những thuốc kháng sinh, chống viêm cho bệnh nhân bị viêm thanh quản cấp nhằm giảm nhanh triệu chứng khô rát họng, khản tiếng, mất tiếng, đồng thời giúp tăng tác dụng diệt khuẩn. Nếu mắc viêm thanh quản mạn tính, người bệnh nên duy trì dùng Tiêu Khiết Thanh để cải thiện giọng nói tốt hơn, phòng ngừa tái phát viêm thanh quản cấp trên nền mạn tính.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh nói to, nói nhiều; không uống rượu bia, cai thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm… để việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Thu Nga
Uy tín của Tiêu Khiết Thanh đã được khẳng định: 1. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị viêm thanh quản giới thiệu sử dụng Tiêu Khiết Thanh tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tháng 5/2010 với sự tham gia của GS.TS Ngô Ngọc Liễn- Nguyên Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội, TS Trần Quốc Bình – GĐ bệnh viện YHCT TƯ và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội. 2. Hội thảo phương pháp điều trị viêm thanh quản bàn luận về việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM tổ chức tháng 5/2010 với sự tham dự của GS.TS Nguyễn Hữu Khôi - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, BS Huỳnh Khắc Cường-Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM. |