Cổ vũ, la hét, mải mê hát hò, hoặc do yêu cầu công việc phải nói to, nói nhiều, nói liên tục,… có thể gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Do vậy, để có giọng nói trong sáng, người bệnh cần biết bảo vệ thanh quản đúng cách.

Giọng nói của con người phụ thuộc vào thanh quản, đường dẫn khí tương ứng với phần trên và phần giữa của cổ. Âm thanh được tạo ra khi luồng không khí đi từ phổi lên, tác động vào hai dây thanh trong thanh quản, kết hợp với lưỡi, răng để hình thành lời nói. Thanh quản gồm 2 dây thanh đới, khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói, vì vậy, mọi hiện tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc. Do đó, khi dây thanh bị kích ứng hoặc tổn thương sẽ ảnh hưởng đến giọng nói, gây khản tiếng hoặc nặng hơn là mất tiếng.

 tiêu khiết thanh - khản tiếng (Ảnh minh họa)

Bệnh về thanh quản thường gặp ở những người nói nhiều (Ảnh minh họa).

Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to như: người dẫn chương trình, ca sĩ, giáo viên, người bán hàng, cổ động viên... Triệu chứng chính để chẩn đoán viêm thanh quản là khản tiếng hoặc mất tiếng. Khởi đầu một đợt viêm thanh quản cấp, người bệnh thấy nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, sốt nhẹ; sau đó đau họng, có thể có ho, giọng nói bị khản, thậm chí mất tiếng. Viêm thanh quản cấp nếu không điều trị dứt điểm sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí gặp những biến chứng như hạt xơ thanh quản, polyp dây thanh,... Đến giai đoạn nặng, bệnh chuyển sang mạn tính, xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa.

Để phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, trước tiên cần cho thanh quản nghỉ ngơi, tránh nói to, nói nhiều; xông hơi, uống nước ấm pha chanh hoặc mật ong. Khi bị viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, cần ngưng hút thuốc lá và uống rượu, giữ ấm cổ ngay cả khi thời tiết không lạnh. Đối với giáo viên, là người thường xuyên phải nói nhiều thì nên cho thanh quản nghỉ ngơi khi không lên lớp. Trong giờ giảng, nên dùng các công cụ hỗ trợ như micro, loa, nhấp giọng bằng nước ấm thường xuyên sẽ giúp thanh quản không bị khô.

Về điều trị viêm thanh quản, một số nhóm thuốc chống viêm, kháng sinh, long đờm, giảm ho,… thường được áp dụng, tuy nhiên, bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc này kéo dài có thể gây tác dụng phụ. Nếu xuất hiện hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh…, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.

Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị những tổn thương dây thanh do sử dụng giọng nói quá mức. Trong đó, tiêu biểu là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần chính là rẻ quạt rất tốt cho các bệnh về họng, khản tiếng, mất tiếng, kết hợp với những dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… Tiêu Khiết Thanh giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản, đặc biệt hữu dụng đối với các trường hợp bị tổn thương dây thanh (khản tiếng, mất tiếng) do phải nói nhiều, ngăn chặn bệnh tái phát.

Năm 2014, Tiêu Khiết Thanh đã vinh dự nhận danh hiệu “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng và giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.

Để thanh quản luôn khỏe mạnh, bên cạnh việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế nói, uống nhiều nước trà ấm, tránh tắm lạnh,…  

Đình Sáng

Truy cập trang web: https://khantieng.co để biết thêm thông tin.