Mùa hè nắng nóng, nước đá và các đồ ăn lạnh như kem, nước giải khát… được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, sở thích này lại có thể gây hại cho thanh quản, dẫn đến khản tiếng, mất tiếng…

Khi uống nước lạnh, ăn kem, ngậm đá nhiều, làm nhiệt độ trong họng giảm thấp gây hiện tượng co mạch, từ đó giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch. Tình trạng này làm khô, rát họng, là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn có cơ hội phát triển gây viêm họng. Vì niêm mạc họng trên liên tiếp với niêm mạc mũi, dưới liên tiếp với niêm mạc họng - hầu, thanh quản nên các biến đổi, viêm ở niêm mạc họng dễ dàng và nhanh chóng lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản (VTQ).

 tiêu khiết thanh - khantieng.co (ảnh minh họa)

Ảnh minh họa

Triệu chứng đặc trưng nhất của VTQ là tình trạng khản tiếng kéo dài, có khi mất tiếng, đi kèm với cảm giác ngứa, đau họng, thậm chí ho khan nhẹ, sau có thể chuyển ho có đờm nhày. Trong các đợt VTQ cấp, người bệnh bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, ngạt mũi, mệt mỏi, họng khô rát.

Về điều trị, trong những đợt viêm cấp, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc chống viêm, giảm ho, kháng sinh,… Tuy nhiên, VTQ là bệnh dễ tái phát, nếu để lâu sẽ chuyển sang mạn tính gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược, không gây tác dụng phụ, đặc biệt là các sản phẩm đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín đang được đông đảo bác sĩ cũng như bệnh nhân lựa chọn. Sản phẩm dẫn đầu cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm; kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,… Tiêu Khiết Thanh có tác dụng giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị VTQ, ngăn chặn bệnh tái phát.

Để phòng ngừa VTQ trong mùa hè, ngoài việc duy trì sử dụng Tiêu Khiết Thanh, bệnh nhân không nên ăn uống quá nhiều đồ lạnh, nhất là những người đã viêm thanh quản mạn tính. Khi thấy khó chịu, có thể súc họng bằng nước muối ấm (ngày vài lần) hoặc nước trà gừng, mật ong…, nếu bệnh nặng cần có sự theo dõi và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Hội thảo khoa học: “Tiêu Khiết Thanh với VTQ”:  

1. Hội thảo Thông tin cập nhật về chẩn đoán và điều trị VTQ giới thiệu sử dụng Tiêu Khiết Thanh tại bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ tháng 5/2010 với sự tham gia của GS.TS Ngô Ngọc Liễn – Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại các bệnh viện trên toàn thành phố Hà Nội.

2. Hội thảo phương pháp điều trị VTQ bàn luận về việc sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Hội Tai Mũi Họng TP.HCM tổ chức tháng 5/2010 với sự tham dự của đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM.

 

Thu Hương (Nguồn: khantieng.co)