Viêm dày dây thanh quản là tình trạng bệnh lý khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những thông tin trên, đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây nhé!
Viêm dày dây thanh quản là gì?
Dây thanh quản là hai dải mô cơ trơn nằm trong thanh quản, có vai trò quan trọng tạo nên âm thanh. Viêm dày dây thanh quản là một bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Song thường gặp hơn ở đối tượng trẻ nhỏ và những người mà đặc thù nghề nghiệp phải nói nhiều, nói to và liên tục trong thời gian dài.
Đây là tình trạng dây thanh quản bị viêm dẫn đến sưng tấy, làm biến dạng âm thanh của bạn khi nói. Dây thanh quản trở nên biến dạng, dày và gồ ghề hơn, làm giọng nói méo mó, không rõ âm sắc, khản tiếng, mất tiếng. Trong một số trường hợp, giọng nói của bạn gần như không thể thoát ra được. Viêm thanh quản có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mạn tính).
Viêm dày dây thanh là bệnh khá phổ biến
Nguyên nhân dẫn đến viêm dày dây thanh quản
Nguyên nhân viêm dày dây thanh quản thường do nói to, nói nhiều hoặc môi trường ô nhiễm. Cụ thể:
Sử dụng giọng nói thường xuyên
Nói nhiều, nói to và trong thời gian dài khiến dây thanh âm phải làm việc liên tục mà không được nghỉ ngơi, từ đó dễ bị tổn thương, viêm nhiễm, phù nề kéo dài. Đó là lý do vì sao bệnh thường xuất hiện ở những người làm nghề giáo viên, nhân viên bán hàng, ca sĩ hoặc trẻ em hay quấy khóc, hò hét,...
Môi trường ô nhiễm
Khi môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, các vi sinh vật gây bệnh gặp điều kiện thuận lợi để phát triển, dễ tấn công người có sức đề kháng kém (người già, trẻ em), dẫn đến viêm dây thanh quản tái phát nhiều lần, lâu dài khiến thanh quản gặp tổn thương nặng nề, viêm, sưng, phù nề khó hồi phục lại được.
Bệnh đường tiêu hóa
Các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản; Hoặc uống rượu, bia, hút thuốc lá thường xuyên cũng là yếu tố có thể khiến thanh quản bị tổn thương, sưng viêm.
Bệnh đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm dày dây thanh quản
Triệu chứng viêm dày dây thanh quản
Người bệnh viêm dày dây thanh quản thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Giọng nói không tự nhiên, chất lượng giọng nói giảm. Người bệnh có thể bị khản tiếng, khó nói, mất tiếng.
- Đau rát cổ họng, khó nuốt, ho khan, ho có đờm.
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
- Phù thanh quản, tuy nhiên hiếm gặp. Người bệnh bị phù thanh quản có thể dẫn đến hô hấp khó khăn.
Điều trị viêm sưng dây thanh quản như thế nào?
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là khản giọng, tiếng nói bị biến dạng hoặc mất tiếng. Gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng công việc và cuộc sống người bệnh. Chính vì vậy, tìm ra được biện pháp điều trị phù hợp là mong mỏi của hầu hết người bệnh.
Để điều trị viêm dày dây thanh quản hiệu quả và tránh tái phát, người bệnh cần hướng đến 2 mục tiêu sau:
- Cải thiện triệu chứng đau rát họng, khản tiếng, mất tiếng, mệt mỏi.
- Nâng cao sức đề kháng, cải thiện các tổn thương mạn tính, phục hồi niêm mạc thanh quản giúp ngăn bệnh tái phát.
Các phương pháp điều trị phổ biến như:
Sử dụng thuốc tây y giúp cải thiện triệu chứng
Các nhóm thuốc tây y dùng điều trị triệu chứng viêm dây thanh bao gồm:
Thuốc kháng viêm: Dùng corticoid (hít) như: Depersolon, Solumedrol giúp tiêu viêm, giảm phù nề do bệnh viêm dày dây thanh quản gây nên. Tuy nhiên, nhóm thuốc này dễ gây dị ứng, ảnh hưởng đến dạ dày, thận, gan, tăng huyết áp,...
Thuốc ngậm, xịt tại chỗ: Giúp làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau rát, ngứa cổ họng. Thuốc có tác dụng làm dịu nhanh các triệu chứng nhưng không chữa trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh phải dùng liên tục, dễ bị lệ thuộc vào thuốc.
Bên cạnh đó, một vài loại viên ngậm có thể gây tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là với người bị hen suyễn hoặc có cơ địa dễ dị ứng, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,...
Thuốc xịt họng cải thiện nhanh triệu chứng viêm dây thanh quản
Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Cefpodoxime proxetil dạng viên hoặc siro là những loại kháng sinh thường dùng giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh và tàn phá hệ vi sinh có lợi đường tiêu hoá. Dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa, làm sức đề kháng bị suy giảm, từ đó dễ bị các tác nhân gây bệnh khác tấn công.
Tiêu Khiết Thanh giải pháp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm dày dây thanh quản
Trên thực tế, phương pháp điều trị viêm dày dây thanh quản theo tây y lại chỉ giúp cải thiện triệu chứng, chứ chưa đi sâu vào căn nguyên để ngăn bệnh tái phát. Không chỉ vậy, dùng thuốc tây y còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên để đối phó với bệnh một cách an toàn và hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Tiêu biểu trong số đó là thảo dược trị viêm dày dây thanh quản Tiêu Khiết Thanh. Đây là sản phẩm được bào chế từ các thảo dược quý, vừa giúp cải thiện triệu chứng, đồng thời tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh tái phát. Hiệu quả sản phẩm mang lại nhờ các thành phần:
- Rẻ quạt (thành phần chính): Được mệnh danh là kháng sinh thực vật, thân rễ rẻ quạt có tác dụng tốt trên các chủng vi khuẩn phế cầu, liên cầu tan máu,... được coi là một vị dược liệu quý chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, thanh quản, khản tiếng.
- Bán biên liên, sói rừng, bồ công anh: Đây đều là những thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh, tăng cường sức đề kháng cho tế bào dây thanh quản. Từ đó cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát viêm dày dây thanh quản.
Tiêu Khiết Thanh còn là sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Có đến 90,8% người được khảo sát hài lòng và rất hài lòng sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh do Tạp chí Kinh tế Việt Nam thực hiện.
Tiêu Khiết Thanh giúp cải thiện viêm dày dây thanh quản
Bài viết trên cung cấp các thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách điều trị viêm dày dây thanh quản. Chủ động để dây thanh quản nghỉ ngơi, bổ sung nhiều nước và kết hợp dùng Tiêu Khiết Thanh để không còn lo ngại về việc tái phát viêm dày dây thanh quản nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/v/vocal-cord-disorders.html
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/laryngitis/symptoms-causes/syc-20374262#