Viêm thanh quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại dây thanh âm, gây khàn tiếng, đau họng, cản trở công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không và làm sao để xử lý hiệu quả? Câu trả lời chính xác cho những thắc mắc trên sẽ có trong bài viết dưới đây.

Viêm thanh quản ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ?

Nhiều người thắc mắc không biết viêm thanh quản có nguy hiểm không? Theo chuyên gia, viêm thanh quản là bệnh tai mũi họng phổ biến có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Viêm thanh quản là hiện tượng dây thanh quản bị sưng, phù nề, nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn, virus. Viêm thanh quản kéo dài sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân bên ngoài di chuyển và ồ ạt tấn công, gây viêm cơ, hoại tử sụn, nguy hiểm hơn là biến dạng dây thanh âm, dẫn đến mất tiếng. Ngoài ra, viêm thanh quản còn gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng khác như:

Ở trẻ nhỏ: Cấu trúc thanh quản ở trẻ chưa hoàn thiện, thêm vào đó hệ miễn dịch kém nên trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị viêm thanh quản. Bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như:

  • Viêm thanh quản hạ thanh môn: Thống kê cho biết, trẻ từ 1 đến 3 tuổi bị viêm thanh quản kéo dài hoặc điều trị không đúng cách dễ bị viêm thanh quản hạ thanh môn. Đây là bệnh lý nguy hiểm, gây ra các triệu chứng khó thở, ho khan, đau tức ngực.
  • Viêm thanh quản co thắt: Trẻ thường có biểu hiện khó thở thường xuyên, nhất vào là buổi sáng và nửa đêm. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể gặp bao gồm khàn giọng, ho khan.
  • Viêm thanh nhiệt: Khi nắp thanh nhiệt của trẻ bị sưng, phù nề sẽ gây nuốt đau, miệng tiết nhiều nước bọt, đau tức ngực, khó thở, nhất là khi nằm xuống.
  • Viêm thanh quản bạch hầu: Bệnh gây ra chủ yếu bởi bởi vi khuẩn Loeffler. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào thanh quản, tạo thành lớp màng trắng bao phủ niêm mạc, từ đó bít tắc đường thở rất nguy hiểm.

Viem-thanh-quan-o-tre-em-gay-nhieu-bien-chung-nang-ne-nhu-viem-thanh-nhiet-viem-thanh-quan-bach-hau

Viêm thanh quản ở trẻ em gây nhiều biến chứng nặng nề như viêm thanh nhiệt, viêm thanh quản bạch hầu,...

Ở người lớn: Sức đề kháng của người lớn tốt hơn nhiều so với trẻ nhỏ, vì vậy, viêm thanh quản ở đối tượng này thường phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là những ảnh hưởng mà người lớn có thể gặp khi bị viêm thanh quản:

  • Viêm thanh quản thể xuất tiết: Người bệnh sốt cao, mệt mỏi kéo dài, không thể tập trung làm việc dẫn tới giảm hiệu suất công việc và sinh hoạt hàng ngày.
  • Viêm thanh quản thể phù nề: Đây là giai đoạn tiếp theo của thể xuất tiết. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau họng, khó thở, đau khi nhai, nuốt thức ăn.
  • Viêm thanh quản thể loét: Bệnh gây phù nề thanh nhiệt, hình thành các vết loét bên trong niêm mạc, khiến người bệnh bị đau, rát cổ họng dữ dội.
  • Viêm thanh quản thể viêm tấy: Người bệnh bị viêm tấy thanh quản thường có biểu hiện sốt cao, mạch đập nhanh, đau họng, khó thở, giọng khản đặc, thậm chí mất giọng.
  • Viêm thanh quản thể hoại tử: Đây là thể nặng nề nhất của bệnh viêm thanh quản. Khi màng sụn bị viêm và hoại tử, các tổ chức liên kết sẽ trở nên lỏng lẻo, gây sưng tấy thanh quản. Triệu chứng điển hình nhất là sốt cao, thở nông, huyết áp giảm. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị trụy tim mạch.

Viem-thanh-quan-o-nguoi-lon-gay-dau-rat-sung-tay-co-hong-kho-chiu

Viêm thanh quản ở người lớn gây đau rát, sưng tấy cổ họng khó chịu

>>> XEM THÊM: Viêm thanh quản có nguyên nhân là gì? Tại sao chuyển thành mạn tính?

Cách điều trị viêm thanh quản để hạn chế rủi ro

Sau khi biết viêm thanh quản có nguy hiểm không, bạn cũng cần nắm được các biện pháp điều trị để xử lý sớm, hạn chế những nguy cơ cho sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm thanh quản hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Chữa viêm thanh quản bằng thuốc tây

Tùy vào nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác nhau để điều trị viêm thanh quản. Sau đây là các thuốc điển hình thường được kê đơn để giảm triệu chứng viêm thanh quản:

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp viêm thanh quản do vi khuẩn, kháng sinh là giải pháp cần thiết trong điều trị cho người bệnh. Kháng sinh không chỉ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng mà còn ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Các kháng sinh thường dùng để điều trị viêm thanh quản gồm amoxicillin, cephalexin,...
  • Thuốc kháng viêm steroid giúp giảm viêm, phù nề tại niêm mạc thanh quản. Các thuốc nhóm này là prednisolone, methylprednisolone,...
  • Người bệnh viêm thanh quản bị sốt cao, đau đầu có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen.

Mặc dù là sự lựa chọn đầu tay của nhiều chuyên gia y tế, nhưng thuốc tây có thể gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh viêm thanh quản trong quá trình sử dụng, nhất là với đối tượng trẻ em. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không lạm dụng thuốc hay tăng giảm liều dùng tuỳ tiện mà phải tuân thủ theo đúng chỉ định!

Cefalexin-giup-giam-trieu-chung-viem-thanh-quan-do-vi-khuan

Cefalexin giúp giảm triệu chứng viêm thanh quản do vi khuẩn

Thảo dược giúp giảm triệu chứng viêm thanh quản

Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng các loại thảo dược, nguyên liệu tự nhiên để giảm những triệu chứng của viêm thanh quản. Phương pháp này không chỉ hiệu quả mà còn an toàn và tiết kiệm chi phí. Sau đây là 3 cách chữa viêm thanh quản từ tự nhiên mà bạn có thể áp dụng:

  • Quả khế: Theo nghiên cứu y học hiện đại, khế có chứa lượng lớn acid oxalic, vitamin A, B, C,... có tác dụng kháng khuẩn, làm lành tổn thương, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để giảm viêm thanh quản, bạn chỉ cần thái mỏng 1 quả khế chua, thêm nửa muỗng đường phèn rồi trộn đều trong bát sạch. Tiếp theo, bạn đem hỗn hợp đi hấp cách thuỷ trong khoảng 15 phút rồi ngậm mỗi ngày 3 - 4 lát khế, nuốt từ từ.
  • Gừng: Gừng là loại gia vị quen thuộc, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả, trong đó có viêm thanh quản. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, gừng giúp làm dịu tổn thương tại dây thanh quản, đồng thời ức chế quá trình phát triển, lây lan của vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, người bị viêm thanh quản có thể uống từ 1 - 2 cốc trà gừng mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần.
  • Củ cải trắng: Theo y học cổ truyền, củ cải trắng có tính mát, công dụng tiêu đờm, giảm ho, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Bạn chuẩn bị 1 củ cải trắng, 1 quả lê, 2 muỗng mật ong nguyên chất. Sau đó, đem thái nhỏ củ cải trắng và lê rồi xay nhuyễn, trộn đều cùng mật ong, đun trên lửa nhỏ. Bạn uống hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng viêm thanh quản được cải thiện.

Khe-gung-cu-cai-trang-giup-giam-trieu-chung-cua-benh-viem-thanh-quan

Khế, gừng, củ cải trắng giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm thanh quản

Lối sống khoa học giảm viêm thanh quản

Dù sử dụng thuốc tây hay bất kỳ bài thuốc dân gian nào thì người bệnh viêm thanh quản nếu muốn nhanh khỏi bệnh cũng đều nên xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.

Chế độ ăn uống:

  • Đảm bảo uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để cổ họng luôn ẩm, giảm viêm thanh quản.
  • Ăn các món mềm, dễ nuốt như cháo, canh, súp trong thời gian thanh quản bị viêm để tránh làm tổn thương niêm mạc khi thức ăn đi qua cổ họng.
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin như dâu tây, việt quất, cam, cà rốt, súp lơ xanh,...
  • Uống trà thảo mộc thường xuyên giúp giảm đau rát họng, đồng thời làm dịu thanh quản.
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích có hại như rượu bia, thuốc lá.
  • Tránh xa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc có kết cấu thô cứng, vì chúng có thể làm thanh quản bị kích ứng và tổn thương nặng nề hơn.

Lối sống sinh hoạt:

  • Súc họng bằng nước ấm, đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần để làm sạch răng miệng, giảm sự tích tụ của vi khuẩn có hại.
  • Hạn chế nói nhiều, nói to khi đang bị viêm thanh quản.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Tăng cường vận động thể lực bằng các bài tập tốt cho sức khỏe như yoga, đi bộ, đạp xe,...

Che-do-an-khoa-hoc-loi-song-lanh-manh-giup-giam-viem-thanh-quan

Chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh giúp giảm viêm thanh quản

>>> XEM THÊM: Khản tiếng, đau họng, viêm thanh quản tái phát thường xuyên phải làm gì để cải thiện?

Cải thiện viêm thanh quản, giảm tái phát nhờ Tiêu Khiết Thanh

Bên cạnh các phương pháp trên, chuyên gia cũng khuyên người bệnh viêm thanh quản nên sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh nhằm cải thiện tình trạng khàn tiếng, đau họng do viêm thanh quản tốt hơn.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh là sự kết hợp hoàn hảo của bốn thành phần thảo dược quý gồm:

  • Rẻ quạt: Theo y học cổ truyền, rẻ quạt có tính mát, vị đắng, giúp giải độc, thanh nhiệt, tiêu đờm, tán huyết hiệu quả. Đặc biệt, rễ và thân cây rẻ quạt chứa hàm lượng lớn các hoạt chất được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ điều trị viêm thanh quản.
  • Bán liên liên: Bán liên liên có tác dụng tiêu thũng, lợi niệu, thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm. Dược liệu này thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm họng, phòng ngừa ung thư vòm họng.
  • Bồ công anh: Thảo dược này có vị ngọt, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giúp giảm khàn tiếng, phù nề.
  • Sói rừng: Sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.

Cai-thien-viem-thanh-quan-nho-san-pham-Tieu-Khiet-Thanh

Cải thiện viêm thanh quản nhờ sản phẩm Tiêu Khiết Thanh

Nhờ những thành phần lành tính trên, kết hợp cùng công nghệ bào chế và dây chuyền sản xuất hiện đại, Tiêu Khiết Thanh chính là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản. Đặc biệt, sản phẩm nhận được hơn 90,8% phản hồi tích cực từ người sử dụng (theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam). Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bà Võ Thị Ngọc Nga, thường xuyên bị mất tiếng, khàn giọng do viêm thanh quản đã cải thiện bất ngờ sau khi dùng Tiêu Khiết Thanh trong video sau:

 Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc viêm thanh quản có nguy hiểm không và các cách xử lý hiệu quả. Đừng quên sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh để phòng ngừa viêm thanh quản bạn nhé!
Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh viêm thanh quản hoặc sản phẩm Tiêu Khiết Thanh, hãy để lại bình luận dưới đây cho chuyên gia.

Nguồn:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/laryngitis/symptoms-causes/syc-2037426b 

https://www.nhs.uk/conditions/laryngitis/ 

https://www.webmd.com/cold-and-flu/what-is-laryngitis 

https://www.healthline.com/health/laryngitis-2