Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như công việc, cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy viêm họng hạt có biểu hiện như thế nào, nguyên nhân do đâu và làm sao để điều trị, phòng ngừa hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu toàn bộ câu trả lời có trong nội dung bài viết dưới đây.
Viêm họng hạt là bệnh gì?
Viêm họng hạt là hệ lụy thường gặp của tình trạng viêm họng mạn tính lâu ngày. Khi vùng họng bị viêm nhiễm, niêm mạc sẽ tích tụ lượng lớn mủ màu trắng hình thành các hạt họng có kích thường bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu, gọi là viêm họng hạt.
Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính kéo dài, gây xuất hiện các hạt ở niêm mạc
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng hạt
Triệu chứng của bệnh viêm họng hạt dễ nhầm lẫn với viêm họng cấp tính và viêm amidan. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh mà bạn có thể tham khảo:
- Ngứa họng: Là triệu chứng điển hình nhất. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy nhiều ở khu vực cổ họng và liên tục có phản xạ khạc nhổ ra ngoài để làm dịu cảm giác ngứa, nóng rát họng.
- Đau, rát họng: Là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm họng hạt. Ban đầu, người bệnh chỉ bị đau nhẹ ở họng, cơn đau tăng dần theo thời gian, gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày.
- Vướng cổ họng: Bệnh nhân thường có cảm giác vướng víu khi nuốt nước bọt, thức ăn. Bên cạnh đó, người bệnh còn liên tục nghẹn họng, gây cản trở việc ăn uống, giao tiếp.
- Sưng tấy: Người bệnh sưng tấy cổ họng kèm theo sự xuất hiện của nhiều hạt nhỏ li ti bên trong thành họng. Những hạt này sẽ lớn dần về kích thước theo thời gian, gây đau nhức, nóng rát cổ họng.
- Ho khan, ho có đờm đặc: Người bệnh viêm họng hạt dễ ho khan, ho có đờm. Đờm thường có màu trắng hoặc xanh vàng, mùi hôi khó chịu.
- Sốt: Một số trường hợp bệnh nhân viêm họng hạt bị sốt cao lên tới 39 - 40 độ C. Tình trạng này kéo dài gây suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, sụt cân, chán ăn.
Đau, rát họng là triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng hạt
Nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm họng hạt
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt điển hình như:
- Vi khuẩn, virus: Có thể bạn chưa biết, trong khoang miệng của chúng ta tồn tại lượng lớn vi khuẩn, virus có hại. Khi bạn vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những tác nhân này di chuyển và gây viêm họng hạt.
- Người bệnh có tiền sử viêm xoang mạn có nguy cơ cao bị viêm họng hạt. Do dịch nhầy chảy từ xoang xuống họng có thể khiến niêm mạc họng bị viêm, gây hình thành các hạt màu trắng do sự tích tụ của dịch, gọi là viêm họng hạt.
- Các bệnh viêm họng cấp, viêm amidan mạn tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn tới biến chứng viêm họng hạt.
- Tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm hay thời tiết thay đổi thất thường cũng làm tăng nguy cơ bị viêm họng hạt.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây viêm họng hạt có thể kể đến như lối sống kém lành mạnh, lạm dụng giọng nói, tác dụng phụ của thuốc tây,...
Vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây viêm họng hạt thường gặp
Bệnh viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Mặc dù viêm họng hạt không phải bệnh hiếm gặp, tuy nhiên bệnh kéo dài không chữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh mà bạn nên hiểu rõ để phòng ngừa:
- Biến chứng tại chỗ: Viêm họng hạt lâu ngày gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến biến chứng áp xe hoặc viêm tấy quanh khu vực amidan.
- Biến chứng gần: Viêm họng hạt có thể dẫn tới hệ lụy viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,...
- Biến chứng xa: Viêm họng hạt lâu ngày gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan lân cận, dẫn tới viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim.
Viêm họng hạt kéo dài có thể gây biến chứng viêm cầu thận
Cách điều trị bệnh viêm họng hạt an toàn, hiệu quả
Viêm họng hạt có đặc điểm là dai dẳng, dễ tái phát. Để điều trị viêm họng hạt hiệu quả, người bệnh cần kết hợp giữa việc cải thiện triệu chứng và khắc phục nguyên nhân. Dưới đây là một số cách giảm viêm họng hạt mà bạn có thể tham khảo:
Thuốc tây giúp giảm triệu chứng viêm họng hạt
Như đã tìm hiểu, bệnh viêm họng hạt gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau, rát, ngứa họng, ho khan,.... Bởi vậy, bác sĩ thường chỉ định các thuốc sau đây để giảm viêm họng hạt:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen giúp giảm đau họng và sốt cao cho bệnh nhân.
- Thuốc long đờm, giảm ho giúp cải thiện các cơn ho khó chịu như dexamethason.
- Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm thuốc kháng viêm, giảm phù nề, dung dịch súc miệng.
Thuốc tây thường đem đến hiệu quả điều trị khá nhanh, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng hoặc tùy ý tăng giảm liều dùng sẽ dẫn tới vô vàn hệ lụy như nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí sốc phản vệ, tử vong. Chính vì vậy, người bệnh viêm họng hạt nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!
Thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng viêm họng hạt nhưng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị
Đốt họng hạt giảm viêm nhanh chóng
Trường hợp bệnh viêm họng hạt tái phát nhiều lần trong năm hoặc người bệnh kém đáp ứng với phương pháp nội khoa thì bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp biện pháp đốt họng hạt. Thông thường, bác sĩ sẽ đốt hạt bằng nitơ lỏng, laser hoặc nhiệt. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn các tổ chức lympho nằm ở thành sau họng, từ đó giảm cảm giác khó chịu, vướng víu ở cổ họng do viêm họng hạt gây ra.
Tuy nhiên, đốt họng hạt không điều trị được căn nguyên gây bệnh, thậm chí có thể để lại sẹo sau khi đốt. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định can thiệp biện pháp này.
Lối sống lành mạnh cải thiện triệu chứng viêm họng hạt
Một số lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị viêm họng hạt:
- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng dịch đờm, đồng thời giảm đau rát, khó chịu ở vòm họng. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng nước đá hoặc nước lạnh, thay vào đó là nước ấm để xoa dịu niêm mạc họng tổn thương.
- Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê để giảm tổn thương niêm mạc họng.
- Tăng cường vận động thể lực để nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Một số bài tập bạn có thể tham khảo để áp dụng là tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,...
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng như rau xanh, trái cây, thịt đỏ, cá béo,...
Bạn nên tránh xa đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ để giảm tổn thương niêm mạc họng
Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm họng hạt
Song song với các biện pháp sử dụng thuốc tây hay đốt họng hạt, chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp dùng thêm sản phẩm thảo dược chứa rẻ quạt - Tiêu Khiết Thanh. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cây rẻ quạt có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đường hô hấp như đau, rát họng, ngứa họng, ho khan,...
Đặc biệt, nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc cho kết quả, rễ và thân cây rẻ quạt có chứa lượng lớn các chất kháng sinh tự nhiên như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid giúp phục hồi tổn thương niêm mạc họng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, Tiêu Khiết Thanh còn được bổ sung thêm các thành phần gồm bán liên liên, sói rừng, bồ công anh giúp tiêu viêm, giảm sưng, từ đó phòng ngừa viêm họng hạt tái phát.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm họng hạt
Vào cuối năm 2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát trên quy mô toàn quốc cho kết quả, có hơn 90,8% người tiêu dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Trong đó có trường hợp của bác Phạm Văn Hộ (Nam Định) bị đau họng, khàn tiếng kéo dài nhiều năm. Bác đã cải thiện triệu chứng khó chịu rõ rệt sau khi dùng Tiêu Khiết Thanh và dưới đây là chia sẻ của bác:
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng mà bạn cần biết về bệnh viêm họng hạt mà chúng tôi đã tổng hợp. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về viêm họng hạt, bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pharyngitis#
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324144
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/diagnosis-treatment/drc-20351640