Không ho nhưng có đờm ở cổ họng khiến bạn cảm thấy khó khăn khi giao tiếp hoặc nuốt thức ăn. Không chỉ đem lại cảm giác phiền toái mà tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý ở hệ hô hấp. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị triệu chứng không gây ho nhưng có đờm ở cổ họng hiệu quả.

Nguyên nhân nào khiến bạn có đờm ở cổ họng nhưng không ho?

Đờm là chất dịch nhầy do hệ hô hấp tiết ra. Thực tế, đờm thường đi kèm với triệu chứng ho nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, có những trường hợp không ho nhưng có đờm ở cổ họng gây vướng víu, khó chịu. Nguyên nhân là do:

Mắc những bệnh lý ở hệ hô hấp

Cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng hạt, viêm phế quản, ung thư vòm họng, trào ngược acid dạ dày là một số bệnh lý phổ biến khiến bạn không ho nhưng có đờm ở cổ họng. Cụ thể:

  • Cảm lạnh: Đây là bệnh lý thường gặp biểu hiện rõ rệt ở các cơ quan thuộc hệ hô hấp. Người bệnh có thể bị ho khan hoặc không ho nhưng có đờm tích tụ ở cổ họng, nhất là vào ban đêm và sáng sớm.
  • Viêm amidan: Virus hoặc vi khuẩn tấn công khiến amidan bị viêm gây đau rát họng kèm đờm nhưng không ho. Ngoài ra, bạn còn có thể bị sốt, sưng họng, khàn tiếng,... khi bị viêm amidan.
  • Viêm họng hạt: Viêm họng hạt là một dạng nhiễm trùng mạn tính, có thể tái phát bất cứ lúc nào. Biểu hiện dễ nhận biết của viêm họng hạt chính là tình trạng tiết nhiều dịch đờm trong cổ họng nhưng không ho hoặc ho khan, rát họng, khó thở,...
  • Viêm phế quản: Là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến kích thích cổ họng tăng tiết dịch đờm. Ban đầu, người bị viêm phế quản thường ít ho, chủ yếu là khạc ra đờm.
  • Ung thư vòm họng: Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây nhiều biến chứng bạn cần lưu ý.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Acid dạ dày trào ngược lên thực quản và bị đẩy lên cổ họng sẽ kích thích niêm mạc họng tăng tiết dịch nhầy và tạo đờm mà không gây ho.

>>> XEM THÊM: Ho có đờm gây khó thở: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Các yếu tố dễ gây đờm ở họng nhưng không ho

Ngoài những bệnh lý ở hệ hô hấp nêu trên, các yếu tố dưới đây cũng dễ gây tích tụ đờm ở cổ họng nhưng không ho:

  • Dị ứng khi tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, lông động vật,... thường kích thích tạo đờm để bảo vệ đường thở.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm có thể bị rối loạn hệ thống tiết chế đường hô hấp dẫn đến tình trạng tiết nhiều đờm nhưng không ho.
  • Nhiễm trùng đường thở là nguyên nhân khiến đường hô hấp tăng sản xuất đờm để chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập.
  • Thường xuyên nói nhiều hoặc sử dụng giọng nói quá mức như ca sĩ, giáo viên… do niêm mạc họng luôn bị kích thích, tăng tiết đờm nhầy.
  • Tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm làm tăng tiết dịch đờm như trứng, sữa, ngũ cốc,...
  • Người có vấn đề về cấu trúc mũi, vách ngăn mũi bị lệch cũng có thể khiến cơ thể sản sinh dịch đờm nhiều hơn mà không gây ho.

Tiet-dom-va-khong-gay-ho-la-co-che-hoat-dong-binh-thuong-cua-co-hong-khi-gap-vat-la

Tiết đờm và không gây ho là cơ chế hoạt động bình thường của cổ họng khi gặp vật lạ

Cách điều trị không ho nhưng có đờm ở cổ họng phổ biến

Có 2 cách điều trị triệu chứng không ho nhưng có đờm ở cổ họng là điều trị bằng thuốc để làm loãng dịch đờm và can thiệp ngoại khoa nếu đờm quá đặc hoặc tích tụ lâu ngày.

Dùng thuốc làm loãng dịch đờm

Tùy vào đối tượng và mức độ ảnh hưởng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc làm loãng dịch đờm sau đây:

  • Thuốc long đờm: Có tác dụng loãng đờm, tiêu nhầy và giảm độ quánh của đờm trong phế quản. Phổ biến là acetylcystein, eprazinon, carbocystein, bromhexin,...
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc dùng để giảm đau và hạ sốt cho những trường hợp có đờm, bị sốt nhưng không ho. Phổ biến là aspirin, ibuprofen, naproxen,...
  • Thuốc kháng sinh: Phổ biến nhất là nhóm beta-lactamin và macrolid dùng để điều trị trường hợp không ho nhưng có đờm ở cổ họng có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Thuốc kháng viêm Corticosteroid: Được dùng cho những trường hợp viêm nhiễm cổ họng ở mức độ nặng. Điển hình là dexamethasone, prednisolone, betamethasone,...

Can thiệp ngoại khoa hút bớt đờm nhầy

Đối với những trường hợp dịch đờm tích tụ lâu ngày do bệnh lý nguy hiểm gây ra và không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa, can thiệp y tế có thể được chỉ định. Mục đích của phương pháp này là điều trị dứt điểm tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng và phòng ngừa biến chứng.

Có 2 phương pháp được sử dụng nhiều để làm tiêu đờm là:

  • Nội soi phế quản: Bác sĩ dùng ống nội soi có gắn camera ở bên trong theo đường hô hấp để quan sát, chẩn đoán đúng tình trạng và có hướng điều trị phù hợp.
  • Phương pháp DNR - Plasma: Bác sĩ đưa vào bên trong mũi - họng một ống nhỏ mềm có gắn camera để tìm ổ bệnh. Sau đó, dụng cụ này sẽ giải phóng một lượng ion Plasma vừa đủ để làm tan đờm và tiêu diệt mầm bệnh.

Can-thiep-ngoai-khoa-de-dieu-tri-dut-diem-truong-hop-dom-tich-tu-lau-ngay-trong-co-hong

Can thiệp ngoại khoa để điều trị dứt điểm trường hợp đờm tích tụ lâu ngày trong cổ họng

Dùng Tiêu Khiết Thanh giúp tăng cường miễn dịch hệ hô hấp, ngăn ngừa đờm tích tụ

Theo chuyên gia, nguyên nhân sâu xa khiến bạn có đờm ở họng nhưng không ho là do hệ miễn dịch hệ hô hấp đang giảm sút, không thể bảo vệ vùng họng khi bị các tác nhân gây hại xâm nhập và tấn công. Chính vì thế, muốn loại bỏ và phòng ngừa đờm, bạn cần tăng cường sức đề kháng hô hấp ngay hôm nay.

Hãy duy trì lối sống khoa học và xây dựng các thói quen lành mạnh như không uống rượu bia, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, siêng vận động, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng,... Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp tăng đề kháng cho vùng họng như Tiêu Khiết Thanh.

Tiêu Khiết Thanh có thành phần từ bốn thảo dược quý là rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh và sói rừng. Những thảo dược này đặc biệt hữu hiệu với các tình trạng ho khan, ho có đờm, khàn tiếng, mất giọng, đau rát họng,...

Một vài nghiên cứu tại Việt Nam và Trung Quốc đã chứng minh: Thân và rễ rẻ quạt rất giàu các hoạt chất hoạt động như kháng sinh tự nhiên như isoflavonoid, flavonoid, iridal-triterpenoid,... Công dụng chính của những hoạt chất này là chống viêm, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương sau viêm nhiễm. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng tăng tiết dịch đờm ở cổ họng hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần bồ công anh, bán biên liên và sói rừng còn giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ vi khuẩn có lợi ở đường hô hấp.

Với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược nên bạn có thể dùng sản phẩm hàng ngày mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Và câu chuyện của chị Vi Thị Hoan (SN 1974, sống tại 198 Ngô Quyền, P. Đông Kinh, TP. Lạng Sơn – SĐT: 0336.922.849) là minh chứng cho công dụng của Tiêu Khiết Thanh. Xem ngay:

Thuc-pham-bao-ve-Tieu-Khiet-Thanh-co-2-dang-phu-hop-cho-ca-nguoi-lon-va-tre-em

Thực phẩm bảo vệ Tiêu Khiết Thanh có 2 dạng phù hợp cho cả người lớn và trẻ em

>>> XEM THÊM: Khắc phục khản tiếng, ho có đờm với Tiêu Khiết Thanh được không?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể chữa khỏi nếu bạn biết rõ nguyên nhân và áp dụng cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày nhằm tăng cường miễn dịch hệ hô hấp từ sâu bên trong. Nếu còn thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp trong thời gian sớm nhất!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/overproduction-of-mucus-in-throat

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321134

https://www.webmd.com/lung/mucus-in-chest-overview#1