Amidan được ví như “tấm khiên” giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Khi amidan bị viêm, người bệnh sẽ có biểu hiện đau, rát họng, mệt mỏi,... Vậy nguyên nhân viêm amidan là gì và làm sao để khắc phục? Nội dung bài viết sau, chuyên gia sẽ giải đáp băn khoăn này cho bạn.

Điểm danh những nguyên nhân viêm amidan hiện nay

Viêm amidan là tình trạng amidan bị sưng viêm bất thường, gây triệu chứng đau họng, cản trở giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Việc hiểu rõ nguyên nhân viêm amidan sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh và điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Vi khuẩn, virus gây viêm amidan

Vi khuẩn, virus là những nguyên nhân viêm amidan trực tiếp mà nhiều người gặp phải. Một số vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu, xoắn khuẩn,... hay virus cúm, sởi, ho gà, Epstein-Barr,... khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập và gây viêm amidan. 

Amidan là lớp “áo giáp” bảo vệ hệ hô hấp, nằm phía sau cổ họng, có vai trò chống lại vi khuẩn, virus, vi sinh vật gây bệnh,... Tuy nhiên, đây cũng là nơi thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, thức ăn và có cấu tạo đặc thù gồm nhiều hốc nhỏ nên vô tình trở thành nơi lưu trú của các tác nhân gây hại. Điều này khiến amidan dễ dàng bị vi khuẩn, virus tấn công gây sưng viêm hay còn gọi là viêm amidan.

Vi-khuan-virus-la-nhung-nguyen-nhan-viem-amidan-thuong-gap

Vi khuẩn, virus là những nguyên nhân viêm amidan thường gặp

Viêm amidan do tiếp xúc môi trường ô nhiễm

Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm là nguyên nhân viêm amidan điển hình ở người lớn. Việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, không khí độc hại sẽ khiến hệ hô hấp bị tổn thương. Lúc này, vi khuẩn, vi sinh vật bên ngoài sẽ ồ ạt xâm nhập, tấn công vào đường thở và gây viêm amidan, viêm họng

Vệ sinh không đảm bảo gây viêm amidan

Thực tế cho thấy, những người lười đánh răng, súc miệng hoặc có thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách có nguy cơ cao bị viêm amidan hơn bình thường. Nguyên nhân bởi vì, khu vực răng, miệng, hầu họng là nơi cư trú “yêu thích” của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh vật gây bệnh. Việc vệ sinh không đảm bảo sẽ tạo cơ hội cho những tác nhân này tấn công dẫn đến viêm amidan.

Luoi-danh-rang-lam-tang-nguy-co-bi-viem-amidan

Lười đánh răng làm tăng nguy cơ bị viêm amidan

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học dễ bị viêm amidan

Một chế độ ăn đầy đủ chất, giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Ngược lại, ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân viêm amidan mà bạn cần biết để phòng ngừa. Các món ăn chiên rán như khoai tây chiên, xúc xích, gà rán,... đứng đầu trong danh sách những thực phẩm gây kích ứng niêm mạc họng, viêm amidan. 

Ngoài ra, đồ ăn cứng, giòn như bánh quy, hoa quả sấy,... hay thức ăn nhiều acid như cam, chanh, quất, dưa chua,... có thể khiến tình trạng viêm amidan ngày càng trầm trọng hơn.

Giảm sức đề kháng - Nguyên nhân viêm amidan thường gặp

Theo thống kê, viêm amidan gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do trẻ có sức đề kháng yếu, cấu trúc amidan chưa hoàn thiện nên dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh.

Các bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm amidan

Người bệnh viêm tai giữa, viêm mũi họng,... cũng thường bị viêm amidan kèm theo. Theo đó, tai, mũi, họng là ba bộ phận có mối liên hệ mật thiết, thông với nhau qua các lỗ xoang. Bởi vậy, khi vi khuẩn tấn công gây bệnh một trong ba cơ quan này, những khu vực còn lại cũng dễ bị viêm nhiễm. 

Nguoi-benh-viem-hong-co-nguy-co-cao-bi-viem-amidan

Người bệnh viêm họng có nguy cơ cao bị viêm amidan

>>> XEM THÊM: Viêm amidan mạn tính và cách giảm đau hiệu quả, giảm biến chứng

Phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả

Sau khi xác định được nguyên nhân viêm amidan, bạn có thể tham khảo các phương pháp dưới đây để điều trị:

  • Thuốc tây: Phương pháp này được đánh giá là đem đến hiệu quả cao, thuận tiện, tiết kiệm thời gian cho người bệnh. Các thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định để chữa viêm amidan gồm thuốc kháng sinh nhóm beta lactam, macrolid; thuốc kháng viêm alphachymotrypsin, corticoid; thuốc giảm đau và hạ sốt paracetamol, ibuprofen,...
  • Bài thuốc dân gian: Ngoài việc sử dụng thuốc tây, người bệnh viêm amidan nhẹ có thể tham khảo các nguyên liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng. Một số thảo dược giúp giảm viêm amidan dễ tìm là rau diếp cá, tía tô,...
  • Phẫu thuật cắt bỏ amidan: Trường hợp amidan bị viêm nặng, không thể phục hồi hoặc tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật. Phương pháp này đem đến hiệu quả tích cực nhưng khá tốn kém và có thể gặp rủi ro trong quá trình thực hiện. 

Rau-diep-ca-tia-to-la-nhung-nguyen-lieu-tu-nhien-giup-giam-viem-amidan

Rau diếp cá, tía tô là những nguyên liệu tự nhiên giúp giảm viêm amidan

Tiêu Khiết Thanh giúp giảm viêm amidan hiệu quả, an toàn

Song song với việc dùng thuốc tây, mẹo dân gian hay biện pháp phẫu thuật, chuyên gia khuyên người bệnh viêm amidan nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch, góp phần làm giảm triệu chứng bền vững và lâu dài. Một trong các sản phẩm đang được đánh giá cao hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm có thành phần gồm bốn thảo dược là bán liên liên, sói rừng, bồ công anh, rẻ quạt. Đây đều là các kháng sinh thực vật, có tác dụng kháng viêm, giảm sưng viêm amidan hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa viêm amidan tái phát. 

Gần đây, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát cho kết quả, có tới hơn 90,8% người tiêu dùng rất hài lòng và hài lòng khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh. Trong đó có bác Phạm Văn Hộ thường xuyên bị đau rát cổ họng, khàn tiếng đã cải thiện nhờ Tiêu Khiết Thanh. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác Hộ trong video dưới đây:

 Biện pháp phòng ngừa viêm amidan tái phát

Để phòng tránh viêm amidan, yếu tố cốt lõi là nâng cao sức đề kháng, giữ ấm cổ họng. Cụ thể:

  • Quàng khăn hoặc mặc áo kín cổ khi thời tiết chuyển lạnh sẽ giúp bảo vệ cổ họng và giữ ấm cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng,... không những giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng mà còn phòng ngừa viêm amidan tái phát hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên tránh xa đồ ăn cay nóng, thức uống chứa chất kích thích để hạn chế tổn thương niêm mạc họng.
  • Duy trì thói quen đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý thường xuyên giúp hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn gây viêm amidan.
  • Tăng cường vận động thể lực bằng cách tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp cải thiện sức khỏe, phòng ngừa hiệu quả các bệnh viêm nhiễm.

Che-do-dinh-duong-day-du-chat-giup-phong-ngua-benh-viem-amidan-tai-phat

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất giúp phòng ngừa bệnh viêm amidan tái phát

>>> XEM THÊM: Cắt amidan có bị đổi giọng không? Chuyên gia giải đáp

Trên đây là nguyên nhân viêm amidan và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay băn khoăn nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tonsillitis/diagnosis-treatment/drc-20378483 

https://www.webmd.com/oral-health/tonsillitis-symptoms-causes-and-treatments 

https://www.nhs.uk/conditions/tonsillitis