Tôi 30 tuổi, đã lập gia đình và có cháu gái sắp vào lớp 1. Mỗi lần đi khám bệnh, bác sĩ lại cho những loại thuốc tôi đã biết và không có tác dụng gì.Tôi không biết có phải mình bị viêm phế quản hay có biểu hiện của bệnh ung thư phổi? Tôi đã hỏi xem trường hợp của mình là do dị ứng hay tôi bị yếu phổi nhưng bác sĩ cũng không chuẩn đoán được. Từ khi học cấp 1 thỉnh thoảng tôi đã bị chứng ho này nhưng chỉ kéo dài vài ngày rồi tự hết nhưng về sau càng ngày càng nặng hơn. Sau khi sinh con thì càng tệ hại vì mỗi lần ho là không thể cầm nước tiểu được và đôi khi ho lâu nhức lên cả đỉnh đầu. Ho chừng 4-5 ngày lại dẫn đến đau cổ và có khi khàn tiếng. Cách đây vài tuần, mặc dù không bị ho nhưng sáng ra tôi nhổ từ cổ ra một cục đờm vàng đặc như khi bị sổ mũi vậy.
Trả lời:

Những biểu hiện mà bạn tả không làm tôi nghĩ đến các căn nguyên thường gây ho mãn tính là: chảy nước mũi xuống họng, trào ngược dạ dày thực quản, dùng thuốc ức chế men chuyển để chữa bệnh tăng huyết áp.

Có rất nhiều khả năng bạn bị bệnh hen phế quản (thể hiện ho dai dẳng thay vì những cơn khó thở kịch phát). Nếu ho nhiều mà làm són nước tiểu, nhức đầu, đau cổ và khản tiếng thì cũng là điều dĩ nhiên, khi chữa khỏi ho thì các triệu chứng này cũng mất đi.

Để chữa hen bạn nên dùng thuốc Ventolin xịt vào họng, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần xịt thì bóp hai nhát (đây không phải là xông họng mà chỉ là mượn đường họng để đưa thuốc vào phổi. Khi nào đã hết hẳn ho (thường thì sau vào ngày) thì ngưng xịt.

Song song với loại thuốc trên bạn cần xit thêm thuốc Seretide (lọ xịt 25/250 mcg) vào họng, sáng xịt hai nhát, chiều xịt hai nhát (xịt Ventolin trước và xịt Seretide sau vài phút). Chú ý là khi xịt Seretide phải liên tục trong hai tháng mới hết hẳn ho để chống ho tái phát. Các thuốc trên đều bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, không cần dùng kháng sinh.

Chúc bạn mau hồi phục sức khoẻ!