Chào bạn!
Viêm thanh quản là một trong những bệnh đường hô hấp thường gặp, có thể ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đây là tình trạng niêm mạc thanh quản bị sưng, phù nề, sung huyết khiến dây thanh rung động không đều, biểu hiện rõ ràng nhất là tình trạng khản tiếng, thậm chí mất tiếng. Ngoài ra, đau họng, ho, mệt mỏi,… cũng là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thanh quản.
Bệnh viêm thanh quản ở dân văn phòng
Bệnh viêm thanh quản có lây không?
Để trả lời cho câu hỏi: Bệnh viêm thanh quản có lây không cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Tùy từng nguyên nhân mà bệnh có thể lây hay không. Cụ thể:
Viêm thanh quản do virus
Trường hợp bị viêm thanh quản do virus thì thường mắc sau đợt cảm lạnh, cảm cúm. Virus gây bệnh có thể lây truyền dễ dàng từ người bệnh sang người lành qua không khí. Nên cần cẩn trọng nhất là đối với dân văn phòng, làm việc trong môi trường kín khí.
Viêm thanh quản do vi khuẩn
Thường biểu hiện bằng chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, sốt, chảy nước mũi, đau đầu, đau tai hoặc sưng hạch ở cổ,… Nếu bị bệnh do nguyên nhân này thì khả năng lây lan cho người khác cũng rất cao.
Viêm thanh quản do nấm
Tình trạng này có các biểu hiện như: Khản giọng, ho, đau họng, đau tai,… thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm như ketoconazole hoặc nystatin. Loại nấm được xác định bệnh nhiều nhất là Candida albicans – thường chung sống “hòa bình” với con người ở trên da, dạ dày, hay âm đạo,… Nhưng nếu phát triển quá mức có thể thâm nhập vào máu và mô, gây ra nhiều bệnh kể cả viêm thanh quản. Chúng có thể lây từ người sang người khi có tiếp xúc vật lý trực tiếp.
Các nguyên nhân khác
Viêm thanh quản gây ra do việc sử dụng âm thanh quá mức: Hét lớn, nói nhiều, ho lâu ngày; do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá; do trào ngược dạ dày thực quản; viêm tuyến giáp,… thì không lây nhiễm.
Đối với trường hợp như bạn thắc mắc, nếu đồng nghiệp của bạn bị viêm thanh quản nhưng do nhóm các nguyên nhân khác gây ra thì không có gì phải lo lắng. Bạn chưa rõ căn nguyên gây bệnh viêm thanh quản là do đâu, nhưng để chắc chắn không bị lây nhiễm bạn nên biết cách phòng tránh.
>> Xem thêm:4 nguyên nhân chính gây viêm thanh quản cấp tính
Phòng tránh viêm thanh quản bằng Tiêu Khiết Thanh
Nói tới việc phòng ngừa viêm thanh quản, chúng ta không thể không nhắc tới một sản phẩm thảo dược được thiết kế cho bệnh đó là Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp thêm 3 thảo dược quý khác là bán biên liên, bồ công anh, sói rừng, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như: Viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng; giảm sưng, giảm viêm thanh quản. Tiêu Khiết Thanh khắc phục được các chứng đau họng, viêm họng, khản tiếng, giúp làm trong sáng giọng nói, cho bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân nên dùng Tiêu Khiết Thanh mỗi ngày 2 lần, 2 – 3 viên/lần, uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ, sử dụng theo từng đợt liên tục từ 3 – 6 tháng.
Tiêu Khiết Thanh phòng ngừa viêm thanh quản
Chia sẻ của người dùng Tiêu Khiết Thanh
Sau đây là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1966 ở số nhà 406, phố Thống Nhất, thị trấn Me, Gia Viễn, Ninh Bình - SĐT: 0906228233). Cô đã từng bị viêm thanh quản mạn tính, khiến cô thường xuyên khản tiếng, thậm chí như người câm.
Xem thêm chia sẻ của nhiều người sau khi sử dụng Tiêu Khiết Thanh để cải thiện viêm thanh quản TẠI ĐÂY
Lưu ý: Tác dụng sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Đánh giá của chuyên gia về sản phẩm
Khi thời tiết chuyển lạnh dễ xảy ra tình trạng đau họng, ho nhiều... Khi bệnh tiến triển như vậy thì có phải dấu hiệu bị viêm thanh quản không? Hãy cùng lắng nghe phân tích của TS. Nguyễn Thị Vân Anh:
Mọi ý kiến đóng góp về bài viết cũng như thắc mắc về bệnh xin vui lòng liên hệ tới số tổng đài 1800.6103 (MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI)/ kết bạn Zalo/ Viber: 0902207582 hoặc để lại thông tin liên lạc và tình trạng bệnh ở dưới đây, chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn miễn phí cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Khánh Vũ