Rất cám ơn câu hỏi của bạn. Đây là một bệnh nghề nghiệp rất phổ cập của giáo viên. Và bạn nên nhớ rằng, càng lâu năm thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao và thời gian nói, âm vực nói là yếu tố quan trọng.
Thứ nhất, như tôi đã nói, đối với viêm thanh quản liên quan nhiều đến yếu tố nghề nghiệp, việc bỏ nghề không dễ dàng. Viêm thanh quản thường kèm theo yếu tố viêm họng. Thầy thuốc cho điều trị viêm họng để giảm bớt đi một yếu tố gây bệnh là cần thiết.
Yếu tố thứ 2 thuộc về bạn. Rất tiếc rằng, hiện nay, các lớp, các chuyên khoa chuyên hướng dẫn cách điều chỉnh giọng nói với những người phải làm nghề nói nhiều chưa được phổ cập.
Tôi nghĩ rằng, để đảm bảo được việc dạy học của mình được lâu dài, bạn cần tự biết điều chỉnh cách nói, âm lượng và tần suất nói của mình trên lớp. Bạn có thể kết hợp đi lại trên lớp khi giảng dạy để không phải lúc nào cũng nói to.
Bạn cần có thời gian nghỉ nói khi học sinh đang làm bài tập,... là điều cần thiết để sau một thời gian nói nhiều thì thanh quản của bạn được nghỉ ngơi. Hạn chế la hét học trò,...
Bên cạnh đó, việc phân bố giờ dạy là rất quan trọng, sau khi giảng dạy cần cho thanh quản được nghỉ ngơi, không nên sau khi dạy học lại nói chuyện luôn với bạn bè, hoặc sau giờ dạy lại ở lại học hát, dạy hát..
Bạn nên súc miệng nước muối, nồng độ mặn hơn nước muối sinh lý, giúp tốt cho họng bạn, chứ không nên dùng nước muối 0,9% ngoài hiệu thuốc.
Bạn nên súc miệng 1 ngày 2-3 lần ... hoặc bạn có thể dùng Tiêu Khiết Thanh, 1 ngày 4 viên lâu dài hàng tháng rất tốt, giá cả vừa phải với lương của giáo viên, hỗ trợ điều trị và giúp cho giọng nói tốt dần lên.
Chúc bạn sức khỏe
Chuyên viên tai mũi họng