Xin chào các BSrnTôi có một câu hỏi muốn tham khảo như sau: Con gái tôi hiện nay đc 25 tháng tuổi, cách đây 2 tháng cháu bị viêm tai giữa và đc các bác sỹ cho đặt ồng, sau khi đặt ống cách đay hon 1 tháng cháu lại bị viêm tại lại nhưng lần này không thấy sốt, bác sy bảo là do đặt ống nên mũ có thể ra ngoài đc nên không dây hiện tượng sốt và cho cháu uống thuốc thì thấy cháu đỡ, và hôm thứ 6 tuần vừa rồi, cháu lại bị chảy mũ lại và lần này cháu cũng không sôt, khi đưa lên bác sỹ hôm trước đặt ống khám thì bác sỹ bảo là cháu bị viêm tai và đẩy luôn ống đặt tai bị lệch ra và bác sỹ bảo là lấy ống tai ra luôn, và gia đình có hỏi là vì sao không đặt lại cho cháu thì bác sỹ lại bảo là giờ chưa đạt đc, để it hôm sau kiểm tra lại xem có cần đặt hay ko? Em đang băn khoăn là lúc trước đặt thì tai chau đang bị viêm mới đặt, sao bây giờ tai cháu cung bị viêm lại bị lấy ra không đặt nữa, không biết là lời giải thích của BS khám cho cháu như thế co hợp lý không a? Rất mong đc sự tư vấn của các bác sỹ!rn
Trả lời:

 Chào bạn,

Ống tai được bs chỉ định khi tại bị chất nhầy tích tụ sau màng nhĩ quá lâu khiến trẻ nghe không rõ, hoặc trẻ bị viêm tai rất nhiều lần. Ống này làm chất nhầy sau màng nhĩ chảy ra ngoài và giúp thăng bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa., trẻ sẽ nghe lại được ngay. Trong vòng khoảng 1 năm, ống này sẽ tự động rơi ra và màng nhĩ tự lành. Trong thời gian chờ đợi, nếu trẻ đi bơi, sẽ phải bịt tai lại bằng "ear plug" và tránh đừng cho nước vào tai khi tắm hay gội đầu.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp do viêm tai giữa tái phát nhiều lần, dịch tràn ra nhiều nên làm lệch ống tai, trong trường hợp như vậy bs sẽ cho dùng một số thuốc để chống viêm, kháng sinh, kết hợp vệ sinh làm thông thoáng tai. Khi bệnh lí khá ổn định sẽ xem xét tình trạng: nếu mạn tính và dịch mủ chảy thường xuyên thì sẽ đặt ống tai, nếu bệnh chỉ là cơn cấp và hết sau khi một đợt điều trị bằng thuốc thì không cần đặt ống tai.

Một vấn đề cần lưu ý khi bị viêm tai giữa hay đặt ống tai thì cháu cần tránh tai tiếp xúc nhiều với nước, hạn chế chọc ngoáy tai, giữ vệ sinh sạch sẽ.


Chuyên viên tai mũi họng